Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn GDCD - Sở GD&ĐT Nghệ An (đề lẻ)

Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn GDCD - Sở GD&ĐT Nghệ An (đề lẻ)

Câu 1 : Khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, ông Q được người cán bộ nhận hồ sơ giải thích rằng cá nhân không có quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Để bảo vệ quyền lợi của mình, ông Q cần căn cứ vào nội dung nào dưới đây về bình đẳng trong kinh doanh?

A. Công dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

B. Công dân được pháp luật cho phép kinh doanh bất cứ ngành nghề nào.

C. Công dân có quyền tự do tuyệt đối về lựa chọn ngành nghề kinh doanh.

D. Công dân có quyền chủ động mở rộng quy mô, ngành, nghề kinh doanh.

Câu 3 : Hành vi nào sau đây không phải chịu trách nhiệm pháp lý?

A. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông thông.

B. Kinh doanh không đóng thuế.

C. Kinh doanh không đúng theo giấy phép kinh doanh.

D. Không tụ tập đua xe trái phép.

Câu 5 : Nhận định nào sau đây là sai khi nói về nội dung quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Bắt và giam giữ người trái phép sẽ bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

B. Bắt người trái pháp luật là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

C. Tự tiện bắt và giam giữ người là hành vi trái pháp luật.

D. Không ai được bắt, giam, giữ người.

Câu 6 : Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về vi phạm dân sự?

A. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm.

B. Là hành vi xâm phạm tới quan hệ lao động.

C. Là hành vi xâm phạm tới các quy tắc quản lý của nhà nước.

D. Là hành vi xâm phạm tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

Câu 8 : Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về bình đẳng trong lao động?

A. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong hoạt động sản xuất.

B. Lao động nam và lao động nữ được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc.

C. Mọi công dân đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng ngành nghề.

D. Mọi doanh nghiệp đều được tự chủ trong kinh doanh.

Câu 9 : Nhà nước tiếp tục đầu tư cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc, các giá trị văn hóa, thuần phong mĩ tục của cộng đồng các dân tộc là thực hiện phương hướng

A. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

B. Phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân.

C. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa dân tộc.

D. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa.

Câu 10 : Khi nói về ảnh hưởng của cung - cầu đến giá cả trên thị trường, trường hợp nào xảy ra sau đây khi cung nhỏ hơn cầu?

A. Giá cả giữ nguyên.

B. Giá cả tăng.

C. Giá cả giảm.

D. Giá cả bằng giá trị.

Câu 11 : Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức là:

A. vận dụng pháp luật.

B. bảo đảm pháp luật.

C. thực hiện pháp luật.

D. tôn trọng pháp luật.

Câu 12 : Chị H thường xuyên phải xin nghỉ làm vì nuôi con nhỏ 9 tháng tuổi hay đau ốm. Giám đốc công ty A nơi chị làm việc đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị H. Trong trường hợp trên Giám đốc A đã:

A. sai, vì chị H đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

B. đúng, vì chị H không đáp ứng yêu cầu lao động.

C. đúng, vì chị H không thực hiện đúng Luật Lao động.

D. sai, vì chị H không đơn phương yêu cầu nghỉ việc.

Câu 13 : Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về vai trò của pháp luật?

A. Pháp luật được bắt nguồn từ đời sống xã hội và thực hiện trong thực tiễn.

B. Pháp luật là các quy phạm phổ biến được nhà nước ban hành.

C. Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.

D. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước.

Câu 14 : Quyền bình đẳng giữa các dân tộc Việt Nam về văn hóa, giáo dục nghĩa là các dân tộc đều:

A. thống nhất chỉ dùng chung một ngôn ngữ.

B. có chung lãnh thổ và điều kiện phát triển.

C. có chung phong tục, tập quán, tín ngưỡng.

D. có quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng.

Câu 15 : Nhận định nào sau đây không phải là mục tiêu của chính sách dân số?

A. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục dân số.

B. Tiếp tục giảm tốc độ tăng dân số.

C. Sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lý.

D. Nâng cao chất lượng dân số.

Câu 16 : Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào:

A. sự hỗ trợ của nhà nước.

B. chế độ ưu tiên của nhà nước.

C. khả năng, điều kiện hoàn cảnh của mỗi người.

D. khả năng thực hiện của mỗi người.

Câu 17 : Nhà nước áp dụng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tạo điều kiện cho mọi đơn vị kinh tế đều phát huy khả năng sản xuất - kinh doanh nhằm:

A. tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.

B. hạn chế sự phân hóa giàu nghèo. 

C. tạo ra sự công bằng xã hội.

D. ổn định thị trường.

Câu 18 : Nhận định nào dưới đây sai khi nói về nhiệm vụ của khoa học và công nghệ?

A. Giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra.

B. Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương.

C. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

D. Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Câu 19 : Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thuộc hình thức áp dụng pháp luật?

A. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.

B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền.

C. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.

D. Đội quản lý thị trường xử phạt hành vi lấn chiếm vỉa hè.

Câu 20 : Nội dung nào sau đây không thể hiện vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội?

A. Pháp luật là phương tiện duy nhất để Nhà nước quản lí xã hội.

B. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.

C. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội.

D. Pháp luật là phương tiện hữu hiệu nhất để quản lý xã hội.

Câu 22 : Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về khái niệm giá trị?

A. Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.

B. Sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất hiện thì cạnh tranh ra đời.

C. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hôi cần thiết để sản xuất hàng hóa.

D. Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm.

Câu 23 : Yếu tố quyết định quá trình sản xuất của cải vật chất là:

A. công cụ lao động.

B. đối tượng lao động.

C. sức lao động.

D. tư liệu lao động.

Câu 24 : Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua:

A. quá trình lưu thông.

B. trao đổi, mua - bán.

C. sản xuất, tiêu dùng.

D. phân phối, sử dụng.

Câu 25 : Nhận định nào sau đây không nói về ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân?

A. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có việc làm, thu nhập ổn đinh.

B. Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho mỗi người có điều kiện chăm sóc sức khỏe.

C. Phát triển kinh tế giúp con người có điều kiện học tập, phát triển con người toàn diện.

D. Phát triển kinh tế tạo điều kiện vật chất để củng cố quốc phòng, an ninh.

Câu 26 : Quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong:

A. Hiến pháp và Luật.

B. Quyết định, Chỉ thị.

C. Nghị định, Nghị quyết.

D. Luật, Bộ luật.

Câu 29 : Trong quan hệ tài sản, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về:

A. hưởng thừa kế tài sản như nhau.

B. sở hữu tài sản riêng.

C. sở hữu tài sản thừa kế.

D. sở hữu tài sản chung.

Câu 32 : Ý nghĩa bình đẳng giữa các tôn giáo là:

A. cơ sở quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

B. giúp cho các tôn giáo ít người trở nên đông người hơn.

C. thúc đẩy kinh tế phát triển.

D. tăng tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc thiểu số.

Câu 33 : Nhận định nào sau đây là sai khi nói về phương hướng của chính sách giáo dục và đào tạo?

A. Nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục và đào tạo.

B. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.

C. Tiếp thu tinh hóa văn hóa nhân loại.

D. Thực hiện công bằng trong giáo dục.

Câu 34 : Anh A đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn cho chị B, làm chị B bị thương. Hành vi của anh A đã vi phạm:

A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể

B. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe

C. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự

D. quyền dân chủ của công dân

Câu 35 : Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm hành chính?

A. Cắt trộm cáp điện.

B. Người dân tổ chức họp chợ trái phép.

C. Người mua hàng không trả đủ tiền theo hợp đồng.

D. Người lao động nghỉ việc không có lý do.

Câu 36 : Thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo thuộc về:

A. Cơ quan điều tra.

B. Viện kiểm sát, Tòa án.

C. Cán bộ cơ quan công an.

D. Chủ tịch ủy ban nhân dân.

Câu 39 : Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

A. Nghe trộm điện thoại người khác.

B. Bình luận về bài viết của người khác trên mạng xã hội.

C. Tự ý bóc thư của người khác.

D. Đọc trộm nhật kí của người khác.

Câu 40 : Chức năng quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:

A. trấn áp và tổ chức xây dựng.

B. trấn áp các giai cấp đối kháng.

C. bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

D. tổ chức và xây dựng.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247