Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề kiểm tra HK1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến

Đề kiểm tra HK1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Lương Ngọc Quyến

Câu 1 : Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với

A. nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước đại diện.

B. ý chí của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.

C. nguyện vọng của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.

D. ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

Câu 2 : Dân tộc trong khái niệm quyền bình đẳng giữa các dân tộc là

A. các dân tộc trong cùng một khu vực.

B. một bộ phận dân cư của quốc gia.

C. các dân tộc trong cùng một nền văn hóa.

D. các dân tộc ở các quốc gia khác nhau.

Câu 3 : Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

A. Sử dụng pháp luật. 

B. Thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 4 : Đặc trưng nào dưới đây là danh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 5 : Những giá trị cơ bản mà pháp luật và đạo đức cùng hướng tới là

A. công minh, lẽ phải, bắc ái, bình đẳng.

B. công bằng, hòa bình, tôn trọng, tự do.

C. công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.

D. công minh, trung thực, bình đẳng, bắc ái.

Câu 6 : Người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là những người

A. đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi.

B. đủ 14 tuổi trở kên đến 18 tuổi.

C. đủ 14 tuổi trở lên đến 16 tuổi.

D. đủ 14 tuổi trở lên những chưa đủ 18 tuổi.

Câu 7 : Hành vi nào dưới đây không phải là thực hiện pháp luật?

A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.

B. Làm những việc mà pháp luật cấm.

C. Không làm những việc mà pháp luật cấm.

D. Làm những việc mà mà pháp luật quy định phải làm.

Câu 8 : Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa anh chị em?

A. Phân biệt đối xử giữa các anh chị em trong gia đình.

B. Anh trai phải chịu trách nhiệm chính trong gia đình.

C. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau khi không còn cha mẹ.

D. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn và hiếu với cha,mẹ.

Câu 9 : Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là

A. hưởng quyền như nhau và thực hiện nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội.

B. bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội.

C. hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau trước nhà nước và xã hội.

D. hưởng quyền ngang nhau trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước, xã hội.

Câu 10 : Học sinh đến trường học tập là biểu hiện của hình thức

A. sử dụng pháp luật.

B. áp dụng pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. thi hành pháp luật.

Câu 11 : Quan niệm nào dưới đây là biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân?

A. Vợ chồng đóng góp như nhau về mọi chi phí trong gia đình.

B. Chồng là trụ cột kinh tế thì vợ phải nội trợ, chăm sóc con.

C. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

D. Vợ chồng có quyền như nhau đối với tài sản chung và tài sản riêng.

Câu 12 : Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền thể hiện bản chất

A. giai cấp của pháp luật.

B. kinh tế của pháp luật.

C. chính trị của pháp luật.

D. xã hội của pháp luật.

Câu 13 : Nội dung nào dưới đây không thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng?

A. Tôn trọng và giữa gìn danh dự, uy tín cho nhau.

B. Được đại diện cho nhau, thừa kế tài sản của nhau.

C. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản riêng.

D. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.

Câu 14 : Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của

A.  tầng lớp trí thức

B. giai cấp nông dân.

C. giai cấp cầm quyền.

D. giai cấp công nhân.

Câu 15 : Các quy phạm pháp luật được hình thành dựa trên

A. các quan hệ kinh tế

B. chuẩn mực đạo đức xã hội

C. thực tiễn đời sống xã hội.

D. ý chí của giai cấp cầm quyền

Câu 16 : Thái độ của người biết hành vi của mình là sai có thể gây hậu quả không tốt mà vẫn cố ý làm là dấu hiệu nào dưới đây  của vi phạm pháp luật?

A. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.

B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

C. Là hành vi trái pháp luật.

D. Xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Câu 17 : Quan hệ nhân thân là đối tượng điều chỉnh của ngành luật nào dưới đây?

A. Luật Hành chính.

B. Luật dân sự.

C. Luật hình sự.

D. Luật lao động.

Câu 19 : Pháp luật là phương tiện để Nhà nước

A. quản lý xã hội.

B. quản lý nhà nước.

C. quản lý kinh tế.

D. quản lý công dân.

Câu 20 : Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Công dân nam được hưởng nhiều quyền hơn so với công dân nữ.

B. Công dân bình đẳng về quyền nhưng không bình đẳng về nghĩa vụ.

C. Công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ nghĩa vụ của mình.

D. Công dân được hưởng quyền tùy thuộc vào địa vị xã hội.

Câu 22 : Quan niệm nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Quan hệ nhân thân. 

B. Quan hệ tài sản.

C. Quan hệ lao động

D. Quan hệ huyết thống.

Câu 23 : Đối với công dân, việc thực hiện các nghĩa vụ theo luật định là điều kiện

A. tất yếu để sử dụng các quyền của mình.

B. cần thiết để sử dụng các quyền của mình.

C. bắt buộc để sử dụng các quyền của mình.

D. quyết định để sử dụng các quyền của mình.

Câu 24 : Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng trong lao động ?

A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.

B. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

D. Bình đẳng trong lựa chọn hình thức kinh doanh.

Câu 25 : Trường hợp điều khiển xe máy đưa con đến trường học mà không đội mũ bảo hiểm là

A. không thi hành pháp luật. 

B. không áp dụng pháp luật.

C. không tuân thủ pháp luật.

D. không sử dụng pháp luật.

Câu 26 : Bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về trình độ

A. phát triển giữa các dân tộc trên lĩnh vực khác nhau.

B. kinh tế giữa các dân tộc.

C. chính trị giữa các dân tộc.

D. văn hóa giữa các dân tộc.

Câu 27 : Việc làm nào dưới đây thể hiện không phân biệt đối xử giữa các dân tộc?

A. Chê cười khi thấy người dân tộc mặc trang phục truyền thống.

B. Không bỏ phiếu bầu chỉ vì lí đó là người dân tộc thiểu số.

C. Mỗi dân tộc đều có tiết mục biểu diễn trong ngày hội văn hóa các dân tộc của huyện.

D. Ngăn cản dân tộc khác canh tác tại nơi sinh sống của dân tộc mình.

Câu 28 : Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân?

A. Lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo.

B. Lựa chọn nơi cư trú.

C. Lựa chọn lĩnh vực đầu tư kinh doanh.

D. Lựa chọn biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp.

Câu 29 : Pháp luật quy định rõ cách thức để công dân thực hiện quyền khiếu nại của mình là biểu hiện cụ thể về

A. vai trò của pháp luật   

B. chức năng của pháp luật.

C. đặc trưng của pháp luật.

D. bản chất của pháp luật.

Câu 30 : Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ phải chịu một hình thức trách nhiệm pháp lý.

B. Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một loại trách nhiệm pháp lý.

C. Một hành vi vi phạm pháp luật có thể phải chịu hai hình thức trách nhiệm pháp lý.

D. Tất cả các hành vi trái pháp luật đều có lỗi và phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Câu 32 : Giám đốc công ty X đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với chị A, nhờ được tư vấn về pháp luật nên chị A đã làm đơn khiếu nại và được nhận trở lại công ty để làm việc. Trong trường hợp này pháp luật đã

A. bảo vệ quyền và lợi ích của chị A.

B. đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của chị A.

C. bảo vệ mọi lợi ích của phụ nữ.

D. bảo vệ đặc quyền của lao động nữ.

Câu 33 : Nhờ chị S có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị với gia đình anh B đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?

A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

B. Bảo vệ quyền tham gia quản lý xã hội của công dân.

C. Bảo vệ quyền dân chủ của công dân.

D. Bảo vệ quyền và tài sản của công dân.

Câu 34 : Việc anh A bị xử phạt hành chính vì mở cơ sở kinh doanh nhưng không chịu nộp thuế là thể hiện

A. tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật.

B. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật.

C. tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

D. tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung của pháp luật.

Câu 36 : Thanh (16 tuổi) là dân tộc thiểu số, theo Đạo Tin lành, có tài sản riêng theo quy định của pháp luật Thanh có được quyền thành lập doanh nghiệp không?

A. Không được, vì là người theo Đạo Tin lành

B. Không được, vì chưa đủ tuổi.

C. Được, vì pháp luật không phân biệt đối xử.

D. Được, nếu có người giám hộ.

Câu 37 : Chị A mới sinh con được 7 tháng do sinh thiếu tháng nên con chị thường xuyên ốm đau. Chị A đã xin nghỉ 15 ngày, công việc của chị A không có ai đảm nhiệm. Giám đốc công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị A. Trong trường hợp này

A. giám đốc công ty đã sử dụng đúng Luật Lao động.

B. giám đốc công ty đã vi phạm Luật Lao động.

C. chị A đã vi phạm pháp luật Lao động.

D. chị A cần hoàn thành công việc của mình mới được nghỉ.

Câu 38 : Ông S đang khoẻ mạnh bỗng nhiên ngã bệnh nặng. Đến trạm xá của xã khám hai lần nhưng bác sĩ vẫn chưa phát hiện được chính xác căn bệnh của ông. Ông S nên làm gì sau đây?

A. Tổ chức cầu kinh để trừ bệnh tật.

B. Đi xem bói nhờ thầy bói đến nhà để yểm bùa.

C. Đến miếu thiêng xin nước thánh về uống chữa bệnh.

D. Xin chuyển viện lên tuyến trên để khám và điều trị.

Câu 40 : A là học sinh lớp 11. Để có tiền tiêu vặt và thực hiện các dự án nhỏ của mình nên A đã xin bố mẹ cho phép mình kinh doanh quần áo thời trang cho búp bê mà A tự thiết kế và sản xuất. Hành vi này của A là hành vi

A. được phép theo quy định của pháp luật. 

B. vi phạm luật kinh doanh.

C. không được phép vì chưa đủ 18 tuổi.

D. được phép vì bố mẹ A đã đồng ý.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247