Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 Vật lý Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý THPT Chuyên Hùng Vương lần 1

Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Vật lý THPT Chuyên Hùng Vương lần 1

Câu 1 : Cho hai điện tích \({q_1},{q_2}\) đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng? 

A. \({q_1}{q_2} < 0.\)

B. \({q_1}{q_2} >0.\)

C. \({q_1} > 0,{q_2} < 0.\)

D. \({q_1} < 0,{q_2} > 0.\)

Câu 2 : Trong máy quang phổ lăng kính, lăng kính có tác dụng 

A. tăng cường độ chùm sáng          

B. tán sắc ánh sáng

C. nhiễu xạ ánh sáng          

D. giao thoa ánh sáng

Câu 3 : Đơn vị của từ thông là 

A. Tesla (T).             

B. Fara (F).                

C.  Henry (H).            

D. Vêbe (Wb).

Câu 4 : Trong chuỗi phóng xạ: \({}_Z^AG \to {}_{Z + 1}^AL \to {}_{Z - 1}^{A - 4}Q \to {}_{Z - 1}^{A - 4}Q\) các tia phóng xạ được phóng ra theo thứ tự 

A. \(\gamma ,{\beta ^ - },\alpha .\)

B. \(\alpha ,{\beta ^ - },\gamma .\)

C. \({\beta ^ - },\alpha ,\gamma .\)

D. \({\beta ^ - },\gamma ,\alpha .\)

Câu 5 : Đối với âm cơ bản và họa âm thứ 2 do cùng một dây đàn phát ra thì 

A. Tốc độ âm cơ bản gấp đôi tốc độ họa âm thứ 2. 

B. Tần số họa âm thứ 2 gấp đôi tần số cơ bản.

C. Họa âm thứ 2 có cường độ âm lớn hơn cường độ âm cơ bản. 

D. Tần số âm cơ bản lớn gấp đôi tần số họa âm thứ 2.

Câu 6 : Sóng nào sau đây không phải là là sóng điện từ 

A. Sóng của đài phát thanh.              

B. Ánh sáng phát ra từ ngọn đèn.

C. Sóng của đài truyền hình.             

D. Sóng phát ra từ loa phát thanh.

Câu 7 : Sắp xếp nào sau đây là đúng về sự tăng dần quãng đường đi được của các tia phóng xạ trong không khí 

A. \(gamma ,\beta ,\alpha .\)

B. \(\alpha ,\gamma ,\beta .\)

C. \(\alpha ,\beta ,\gamma .\)

D. \(\beta ,\gamma ,\alpha .\)

Câu 8 : Đáp án nào sau đây đúng khi nói về tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song 

A. Cùng chiều thì hút nhau. 

B. Ngược chiều thì hút nhau.

C. Cùng chiều thì đẩy nhau, ngược chiều thì hút nhau. 

D. Cùng chiều thì đẩy nhau.

Câu 9 : Số đo của vôn kế xoay chiều chỉ 

A.  Giá tri tức thời của điện áp xoay chiều. 

B. Giá trị cực đại của điện áp xoay chiều.

C. Giá trị trung bình của điện áp xoay chiều. 

D. Giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều

Câu 10 : Khi sóng điện từ và sóng âm truyền từ không khí vào nước thì 

A. Bước sóng của điện từ giảm, bước sóng của sóng âm tăng. 

B. Bước sóng của sóng điện từ và tốc độ truyền sóng âm đều giảm.

C. Bước sóng của sóng điện từ và sóng âm đều giảm. 

D. Bước sóng của sóng điện từ tăng và có tốc độ truyền sóng âm giảm.

Câu 11 : Mạch dao động LC dao động điều hòa với tần số f, khi đó

A. f = \(\frac{{\sqrt {LC} }}{{2\pi }}.\)

B. f = \(2\pi \sqrt {LC} .\)

C. f = \(\frac{{2\pi }}{{\sqrt {LC} }}.\)

D. f = \(\frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}.\)

Câu 12 : Trong thí nghiệm Y – âng với ánh sáng trắng, thay kính lóc sắc theo thứ tụ là: vàng, lục, tím. Khoảng vân được đo bằng \({i_1},{i_2},{i_3}\) thì

A. \({i_1} = {i_2} = {i_3}.\)

B. \({i_1}< {i_2} = {i_3}.\)

C. \({i_1} > {i_2} > {i_3}.\)

D. \({i_1} < {i_2} < {i_3}.\)

Câu 13 : Hạt proton có năng lượng toàn phần lớn gấp 3 lần năng lượng nghỉ của nó. Tốc độ của hạt proton này là 

A. \(2.10{}^8m/s.\)

B. \(\sqrt 3 {.10^8}m/s.\)

C. \(2\sqrt 2 .10{}^8m/s.\)

D. \(\sqrt 6 {.10^8}m/s.\)

Câu 14 : Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không 

A. có độ lớn tỉ lệ với tích độ lớn hai điện tích.  

B. là lực hút khi hai điện tích đó trái dấu.

C. có độ lớn tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích. 

D. có phương là đường thẳng nối hai điện tích.

Câu 15 : Khi nung nóng một chất khí ở áp suất cao đến nhiệt đọ cao nhất định thì nó sẽ phát quang phổ 

A. Liên tục.                  

B. Vách phát xạ.       

C. Hấp thụ vạch.          

D. Hấp thụ đám.

Câu 16 : Một con lắc đơn có chiều dài 121cm, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường \(g = 10m/{s^2}.\).  Chu kì dao động của con lắc là 

A. 0,5s.                     

B. 2s.       

C. 2,2s.                       

D. 1s.

Câu 17 : Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển, thấy nó nhô cao 10 lần trong khoảng thời gian 27s. Chu kì dao động của sóng biển là 

A. 3s.                        

B. 2,8s.           

C. 2,7s.               

D. 2,45s.

Câu 18 : Có hai tia sáng truyền qua một thấu kính như hình vẽ, tia (2) chỉ có phần ló. Chọn câu đúng 

A. Thấu kính là hội tụ; A là ảnh thật.       

B. Thấu kính là hội tụ; A là vật ảo.

C. Thấu kính là phân kì; A là là ảnh thật.              D. 

D.  Thấu kính là phân kì; A là vật ảo.

Câu 26 : Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình \(x = 4\cos \left( {\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\) cm (x tính bằng cm, t tính bằng s) thì 

A. Tốc độ của chất điểmt tại vị trí cân bằng là 4cm/s. 

B. Chất điểm chuyển động trên đoạn thẳng dài 4cm.

C. Chu kì dao động là 4s. 

D. Lúc t = 0 chất điểm chuyển động theo chiều âm của trục Ox.

Câu 34 : Cho mạch điện như hình vẽ. Đặt vào hai đầu AB một hiệu điện thế xoay chiều \({u_{AB}} = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)V.\) Biết công suất định mức của bóng đèn dây tóc Đ (coi như một điện trở thuần) là 200W và đèn sáng bình thường. Điện trở thuần của cuộn dây là r = \(50\Omega .\) Biểu thức của dòng điện trong mạch là

A. \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\left( A \right)\)

B. \(i = 2\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\left( A \right)\)

C. \(i = 2\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\left( A \right)\)

D. \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\left( A \right)\)

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247