Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi HK1 môn GDCD lớp 12 năm 2018 Sở GD & ĐT Bình Thuận

Đề thi HK1 môn GDCD lớp 12 năm 2018 Sở GD & ĐT Bình Thuận

Câu 1 : Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên nguyên tắc nào?

A. Các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau.

B. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau và không phân biệt đối xử.

C. Các thành viên trong gia đình đối xử công bằng với nhau.

D. Yêu thương, công khai, bình đẳng và tôn trọng lợi ích của nhau.

Câu 2 : Pháp luật mang bản chất của xã hội vì

A. pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

B. pháp luật đem đến một hệ thống chính trị hoàn chỉnh.

C. pháp luật là nền tảng của sự phát triển kinh tế.

D. pháp luật đảm bảo đời sống ấm no cho người dân.

Câu 3 : Hành vi nào sau đây là hành vi trái pháp luật ở dạng hành động?

A. Người kinh doanh không nộp thuế theo đúng quy định.

B. Cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc con cái.

C. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

D. Tụ tập ca hát gây mất trật tự công cộng

Câu 4 : Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào dưới đây?

A. Dân chủ, tình thương, trách nhiệm. 

B. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

C. Công khai, tự chủ, tích cực. 

D. Tự lập, tự giác, tự quyết.

Câu 5 : Mục đích quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là

A. tiêu thụ sản phẩm. 

B. tạo ra lợi nhuận.

C. làm từ thiện cho xã hội. 

D. giảm giá thành sản phẩm.

Câu 6 : Đặc trưng nào dưới đây làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. 

B. Tính quyền lực, tính bắt buộc chung.

C. Tính qui phạm phổ biến. 

D. Tính dân tộc.

Câu 7 : Công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác khi thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Bắt đối tượng bị truy nã. 

B. Giam người do nghi ngờ trộm cắp.

C. Điều tra tội phạm. 

D. Theo dõi con tin.

Câu 8 : Người phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi hành vi do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên. 

B. Từ 15 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. 

D. Từ đủ 17 tuổi trở lên.

Câu 9 : Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm đó là hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Tuân thủ pháp luật. 

B. Thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật. 

D. Sử dụng pháp luật.

Câu 10 : Khẳng định nào dưới đây không thể hiện bản chất xã hội của pháp luật?

A. Pháp luật do các thành viên của xã hội thực hiện.

B. Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền.

C. Pháp luật đảm bảo vì sự phát triển của xã hội.

D. D. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội

Câu 11 : Theo quy định của pháp luật, cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng hình phạt đối với người phạm tội?

A. Viện kiểm sát. 

B. Cơ quan điều tra. 

C. Công an. 

D. Tòa án.

Câu 12 : Việc xét xử các vụ án kinh tế ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì là thể hiện công dân bình đẳng về

A. nghĩa vụ trong kinh doanh. 

B. quyền trong kinh doanh.

C. trách nhiệm pháp lý. 

D. nghĩa vụ pháp lý.

Câu 13 : Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm

A. tài sản của nhà nước. 

B. tới quan hệ tài sản công dân.

C. các qui định về trật tự an ninh xã hội. 

D. các qui tắc quản lí nhà nước.

Câu 14 : Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật phải phù hợp với ý chí và nguyện vọng của

A. mọi người trong xã hội. 

B. giai cấp cầm quyền.

C. người giàu trong xã hội. 

D. tầng lớp trí thức.

Câu 17 : Theo quy định của pháp luật, nghĩa vụ nào dưới đây là quan trọng nhất đối với người kinh doanh?

A. Nộp thuế đúng quy định. 

B. Báo cáo tài chính.

C. Quảng cáo sản phẩm. 

D. Xây dựng nhà xưởng.

Câu 18 : Pháp luật mang tính bắt buộc đối với

A. mọi cá nhân, tổ chức. 

B. mọi cơ quan nhà nước.

C. mọi công dân. 

D. mọi tổ chức xã hội.

Câu 19 : Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi cá nhân, tổ chức chỉ được kinh doanh trong một ngành nhất định.

B. Mọi cá nhân, tổ chức không cần cố định địa chỉ đăng kí kinh doanh.

C. Mọi cá nhân, tổ chức có thể cạnh tranh, chèn ép nhau.

D. Mọi cá nhân, tổ chức đều phải thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.

Câu 20 : Phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là

A. đạo đức. 

B. niềm tin. 

C. pháp luật. 

D. nhận thức.

Câu 21 : Hình thức xử phạt khi viên chức, công chức vi phạm kỷ luật là gì?

A. Phạt tiền, cảnh cáo, bồi thường thiệt hại, tịch thu tang vật.

B. Phạt tù không giam giữ và thực hiện các nghĩa vụ dân sự.

C. Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác, buộc thôi việc.

D. Phạt tiền, cảnh cáo, luân chuyển công tác, phạt tù.

Câu 22 : Khi nói về vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, đâu là phát biểu đúng?

A. Pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lý xã hội.

B. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ tất cả các quyền và lợi ích của mình.

C. Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật.

D. Xã hội sẽ phát triển bền vững nếu không có sự tồn tại của pháp luật.

Câu 23 : Phát biểu nào dưới dây không đúng khi nói về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.

B. Người đã theo một tôn giáo này không có quyền bỏ để theo một tôn giáo khác.

C. Công dân có quyền theo hoặc không theo bất kỳ một tôn giáo nào.

D. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo nào thì có quyền hoạt động theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.

Câu 24 : Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc

A. sự đồng ý của các tổ chức xã hội.

B. phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

C. phê chuẩn của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh.

D. sự chứng kiến của đại diện gia đình bị can, bị cáo.

Câu 25 : Nhận định nào dưới đây không phải là trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

A. Tạo điều kiện để công dân được hưởng quyền và thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình.

B. Không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với từng thời kì.

C. Chú ý đến việc tạo cho người dân phát huy được hết khả năng tiềm ẩn của mình.

D. Xử lí nghiêm những hành vi vi phạm đến quyền và lợi ích của công dân, của xã hội.

Câu 26 : Pháp luật nước ta quy định bình đẳng giữa các tôn giáo nhằm

A. thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó của nhân dân Việt Nam.

B. khuyến khích mọi người theo tôn giáo.

C. tập trung tạo điều kiện tốt nhất cho một số tôn giáo lớn.

D. hạn chế mọi người dân theo tôn giáo.

Câu 30 : Ông A xây nhà lấn vào lối đi chung của các căn hộ xung quanh. Hành vi của ông A là vi phạm

A. hình sự. 

B. dân sự. 

C. hành chính. 

D. kỉ luật.

Câu 31 : Chị D 50 tuổi, bị bệnh tâm thần, do lúc tức giận, chị đã đánh anh X bị thương. Hành vi của chị D là

A. vi phạm hành chính. 

B. vi phạm hình sự.

C. hành vi vi phạm pháp luật. 

D. hành vi trái pháp luật.

Câu 38 : Anh V và chị D cùng 30 tuổi, đưa nhau đến UBND xã để xin đăng ký kết hôn. Anh X là cán bộ Tư pháp của xã, sau khi xem xét đã đồng ý trình lãnh đạo Q cấp giấy chứng nhận cho 2 người. Các đối tượng trên đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?

A. V và D sử dụng pháp luật, Q áp dụng pháp luật.

B. X áp dụng pháp luật, V và D tuân thủ pháp luật.

C. V và D thi hành pháp luật, Q sử dụng pháp luật.

D. V và D áp dụng pháp luật, X thi hành pháp luật.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247