Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền

Đề thi HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền

Câu 4 : Bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật có nghĩa là mọi doanh nghiệp đều phải

A. kinh doanh đúng ngành, nghề đăng kí. 

B. sử dụng các dịch vụ bảo hiểm.

C. tuyển dụng chuyên gia cao cấp.  

D. nhập khẩu nguyên liệu tự nhiên.

Câu 5 : Công dân xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự khi công khai

A. đời tư người khác.

B. kinh nghiệm quản lí.

C. bí mật gia truyền. 

D. thông tin bản thân.

Câu 6 : Mọi người tham gia giao thông phải chấp hành chỉ dẫn của đèn tín hiệu hoặc biển báo hiệu. Quy định này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính chuyên chế độc quyền. 

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính bao quát, định hướng tổng thể.      

D. Tính xác định về mặt hình thức.

Câu 8 : Công dân tự ý sử dụng điện thoại của người khác là vi phạm quyền

A. được bảo đảm an toàn bị mật thư tín, điện thoại.  

B. quảng bá dịch vụ viễn thông.

C. tương tác trực tuyến.   

D. bí mật điện thoại.

Câu 11 : Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Khai báo y tế trung thực.  

B. Xác định lại giới tính.

C. Thay đổi hộ tịch, hộ khẩu.   

D. Từ chối quyền thừa kế tài sản.

Câu 12 : Cho rằng cán bộ chốt kiểm dịch đã dừng xe mình mà không dừng xe khác để kiểm tra thân nhiệt phòng, chống Covid-19 là không đúng, ông X đã đập bàn, chửi tục… chống đối lại việc kiểm tra, trong trường hợp này ông X đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

C. Quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 13 : Việc nhà nước chủ trương cấp phát nhu yếu phẩm cho người nghèo trong phòng chống dịch covid – 19 đã thể hiện nội dung cơ bản của pháp luật về

A. phát triển các lĩnh vực xã hội.    

B. thực hiện xóa đói, giảm nghèo.

C. nâng cao chất lượng dân số.     

D. phát kiển kinh tế.

Câu 16 : Việc làm nào dưới đây của công dân không thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong lao động?

A. Tự do lựa chọn việc làm.  

B. Trực tiếp thỏa thuận tiền lương.

C. Tuân thủ thỏa ước lao động tập thể.  

D. Ủy quyền giao kết hợp đồng lao động.

Câu 22 : Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của bình đẳng trong kinh doanh là thể hiện ở quá trình hợp tác và

A. cạnh tranh lành mạnh.    

B. thúc đẩy độc quyền.

C. chuyển giao công nghệ.    

D. san bằng lợi nhuận.

Câu 28 : Anh S làm cán bộ địa chính xã Y, đã nhận 50 triệu đồng để làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chị K. Anh S đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Dân sự và kỉ luật.   

B. Dân sự và hành chính.

C. Hành chính và dân sự.   

D. Hình sự và kỉ luật.

Câu 30 : Đặc trưng nào dưới đây là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. Tính nhân dân rộng rãi.

C. Tính chặt chẽ về hình thức.     

D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 31 : Ông M giám đốc công ty X kí hợp đồng lao động dài hạn với anh T nhưng sau một tháng anh T bị đuổi việc không rõ lí do. Bức xúc, anh T đã thuê anh K đánh ông M trọng thương. Anh T đã xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về địa vị.

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247