Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2020 Trường THPT Chuyên Quang Trung

Đề thi HK2 môn GDCD lớp 12 năm 2020 Trường THPT Chuyên Quang Trung

Câu 1 : Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào?         

A. Quy luật cung cầu.        

B. Quy luật cạnh tranh.

C. Quy luật giá trị    

D. Quy luật kinh tế.

Câu 2 : Mùa hè đến, lượng tiêu thụ điện tăng mạnh nên hay bị cúp điện. Do đó nhu cầu mua bóng đèn tích điện của người dân tăng lên, dẫn nhà sản xuất mở rộng lượng cung đèn tích điện trên thị trường. Vậy nhà sản xuất đã áp dụng nội dung nào dưới đây của quy luật cung - cầu?  

A. Cung – cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường .    

B. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu.

C. Cung – cầu tác động lẫn nhau .   

D. Cung – cầu không ảnh hưởng lẫn nhau.

Câu 3 : Phương tiện hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lý xã hội là   

A. kế hoạch.

B. pháp luật.   

C. tổ chức .

D. giáo dục.

Câu 4 : Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được tạo nên bởi    

A. Tính kỉ luật.

B. Tính răn đe.

C. Tính quy phạm phổ biến.      

D. Tính phổ biến.

Câu 7 : Đâu là hành vi vi phạm pháp luật hình sự        

A. Ông H buộc phải tháo dỡ công trình vì xây dựng trái phép.  

B. Lê Văn L bị phạt 18 năm tù vì tội giết người, cướp của.

C. Ông N bị phạt tiền vì tội vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.

D. Công ty X thải chất thải chưa được xử lý ra môi trường biển.

Câu 8 : Anh B lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị M đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng qua đường làm anh B bị thương( giám định là 10%). Theo em trường hợp này xử phạt như thế nào?  

A. Cảnh cáo phạt tiền chị M.

B. Xử phạt hành chính và buộc chị M phải bồi thường thiệt hại cho anh B  

C. Không xử lý chị M vì chị M là người đi xe đạp.

D. Cảnh cáo và phạt tù chị M.

Câu 9 : Việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của    

A. Nhà nước   

B. Nhân dân

C. Các tổ chức chính trị

D. Các tổ chức xã hội.

Câu 10 : Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng trong lao động

A. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.

B. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh.

C. Có cơ hội như nhau trong tiếp cận việc làm.

D. Tự chủ trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh.

Câu 11 : Trang 19 tuổi, cô mở một của hàng tạp hóa tại khu phố nơi mình ở. Theo em B đang thực hiện tốt quyền nào? 

A. Quyền bình đẳng trong lao động   

B. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.

C. Quyền bình đẳng của hôn nhân.

D. Quyền bình đẳng trong gia đình.

Câu 12 : Anh Đại muốn bán xe ô tô, anh không bàn với vợ vì cho rằng xe anh mua, còn vợ thì ở nhà nội trợ không biết gì về xe và giá cả, theo em anh Đại đã vi phạm nội dung

A. Bình đẳng trong quan hệ nhân thân.

B. Bình đẳng trong kinh doanh.

C. Bình đẳng trong lao động.

D. Bình đẳng trong quan hệ tài sản.

Câu 13 : Việc đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực của Nhà nước thể hiện  

A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

B. Quyền bình đẳng giữa các công dân.

C. Quyền bình đẳng giữa các vùng miền.

D. Quyền bình đẳng trong công việc chung của Nhà nước.

Câu 14 : Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế?

A. Công dân các dân tộc được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu.

B. Công dân các dân tộc thiểu số và đa số đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.

C. Chỉ có các dân tộc thiểu số mới có quyền tự do kinh doanh ở các tỉnh miền núi.

D. Công dân thuộc các dân tộc khi kinh doanh đều phải nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Câu 15 : Đánh người là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về  

A. Nhân phẩm và danh dự của công dân.          

B. Tính mạng và sức khỏe của công dân. 

C. Tinh thần của công dân.    

D. Thân thể của công dân.

Câu 16 : Để bắt người đúng pháp luật, cần tuân thủ đúng    

A. Công đoạn.

B. Giai đoạn.

C. Trình tự, thủ tục.

D. Thời điểm.

Câu 17 : Hành vi nào sau đây xâm hại đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân? 

A. Vu khống người khác.

B. Bóc mở thư của người khác.

C. Tự ý vào chỗ ở của người khác.

D. Bắt người không có lý do.

Câu 19 : Hành vi tung tin nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại cho người khác là hành vi vi phạm vào quyền nào dưới đây của công dân?    

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.

C. Bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân.

D. Pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Câu 20 : Đang truy đuổi trộm, bỗng không thấy hắn đâu. Ông A,B,C định vào ngôi nhà vắng chủ để khám xét. Nếu là một trong ba ông A,B,C em chọn cách giải quyết nào sau đây để đúng với quy định của pháp luật?

A. Dừng lại vì mình không có quyền bắt trộm.

B. Vào nhà đó để kịp thời tìm bắt tên trộm.

C. Chờ chủ nhà về cho phép vào tìm người.

D. Đến trình báo với cơ quan công an.  

Câu 21 : T là chị của Y. Một hôm Y đi vắng, T nhận hộ thư và quà của bạn trai Y từ tỉnh khác gửi tới. T đã bóc thư ra xem trước. Nếu là bạn của T, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp nhất?

A. Không quan tâm, vì đây không phải là việc của mình.

B. Khuyên T xin lỗi Y vì đã xâm phạm quyền được đảm bảo an toàn, bí mật về thư tín của Y.

C. Im lặng, vì T là chị nên có quyền làm như vậy.

D. Mang chuyện này kể cho một số bạn khác biết để cùng nhắc nhở T.

Câu 22 : Dân chủ gián tiếp còn được gọi là  

A. Dân chủ không công khai.

B. Dân chủ đại diện.

C. Dân chủ không hoàn toàn.

D. Dân chủ không đầy đủ.

Câu 23 : Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua cơ quan đại biểu của mình là thực thi hình thức dân chủ nào?  

A. Dân chủ trực tiếp.

B. Dân chủ công khai.

C. Dân chủ gián tiếp.

D. Dân chủ tập trung.

Câu 24 : Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, như vậy công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?   

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền đóng góp ý kiến. 

C. Quyền kiểm tra giám sát.  

D. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.

Câu 27 : Thực hiện tốt quyền phát triển sẽ đem lại

A. sự phát triển toàn diện của công dân.  

B. cơ hội học tập cho công dân.

C. cơ hội sáng tạo cho công dân.

D. nâng cao dân trí.

Câu 28 : Bạn H đang là học sinh lớp 12, nguyện vọng của bạn là thi vào Học viện Cảnh sát nhân dân, nội dung này thể hiện  

A. Quyền tự do dân chủ.

B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với khả năng của mình.

C. quyền được học bất cứ trường đại học nào.

D. quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 29 : Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ của 

A. Mọi công dân Việt Nam.  

B. Công dân nam, nữ từ 18 tuổi trở lên.

C. Công dân nam từ 16 tuổi trở lên.       

D. Công dân nam từ 18 tuổi trở lên.

Câu 30 : Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tự do lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp là nội dung quyền bình đẳng trong

A. Lĩnh vực an ninh- quốc phòng. 

B. Tuyển dụng lao động.

C. Lĩnh vực kinh doanh.      

D. Tìm kiếm việc làm.

Câu 31 : Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của công dân được tiến hành trong trường hợp nào dưới đây?

A. Bắt người đang bị truy nã.

B. Thu thập bằng chứng.

C. Khai thác thông tin mật.

D. Tìm kiếm người thân.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247