Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Quế Võ 1

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Quế Võ 1

Câu 2 : Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong lao động không thể hiện ở việc công dân tự mình ...............

A. lựa chọn việc làm, nghề nghiệp phù hợp.

B. giao kết hợp đồng lao động.

C. đề xuất mức lương khởi điểm.

D. làm trái thỏa ước lao động tập thể.

Câu 3 : Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về ........

A. hành vi nặng nhất.

B. nhiều nhất là hai hành vi vi phạm.

C. từng hành vi vi phạm.

D. một hành vi vi phạm.

Câu 5 : Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm buộc các chủ thể vi phạm pháp luật phải chấm dứt ....

A. chuyển quyền nhân thân.

B. kê khai tài sản thế chấp.

C. mọi quan hệ dân sự.

D. hành vi trái pháp luật.

Câu 6 : Công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện hành vi nào sau đây là áp dụng pháp luật?

A. Cấp giấy chứng nhận kết hôn.

B. Lắp đặt hòm thư góp ý.

C. Thăm dò dư luận xã hội.

D. Tìm hiểu mức sống dân cư.

Câu 10 : Chị M viết bài chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống Covid cho người dân. Chị M đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau dây?

A. Thi hành pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 11 : Chị M điều khiển xe máy vượt đèn đỏ, chị đã bị cảnh sát giao thông X lập bên bản xử phạt hành chính. Việc làm của chị M và việc làm của cảnh sát giao thông X là biểu hiện của những hình thức nào dưới đây?

A. Không tuân thủ pháp luật, áp dụng PL.

B. Không thi hành pháp luật, sử dụng PL.

C. Không tuân thủ pháp luật, sử dụng PL.

D. Tuân thủ pháp luật, thi hành PL.

Câu 13 : Việc cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là .......

A. sử dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. tư vấn pháp luật.

D. giáo dục pháp luật.

Câu 14 : Nhận thấy điều khoản về điều kiện bảo hộ lao động trong hợp đồng lao động không hợp lí, anh H cần căn cứ vào quyền bình đẳng nào dưới đây để đề nghị mình có quyền sửa đổi hợp đồng?

A. Bình đẳng trong hưởng lương lao động.

B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

C. Bình đẳng trong chế độ bảo hộ lao động.

D. Bình đẳng trong tuyển dụng lao động.

Câu 16 : Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những nội dung nào dưới đây vào trong các quy phạm pháp luật?

A. Quy phạm đạo đức phổ biến.

B. Phong tục, tập quán.

C. Chuẩn mực xã hội.

D. Thói quen của con người.

Câu 18 : Người phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng có độ tuổi:

A. từ 16 tuổi trở lên.

B. từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

C. từ đủ 18 tuổi trở lên.

D. từ 14 tuổi trở lên.

Câu 19 : Công chức, viên chức nhà nước thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật kỉ luật?

A. Nghỉ việc không có lý do chính đáng.

B. Từ bỏ mọi hủ tục vùng miền.

C. Đề xuất hưởng phụ cấp độc hại.

D. Tìm hiểu các nghi lễ tôn giáo.

Câu 20 : Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Đăng kí hồ sơ đấu thầu.

B. Thay đổi địa bàn cư trú.

C. Bảo vệ an ninh quốc gia.

D. Xây dựng nguồn quỹ xã hội.

Câu 21 : Quyền bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện thông qua .........

A. văn bản dự thảo.

B. thỏa thuận mua bán.

C. dịch vụ truyền thông.

D. hợp đồng lao động.

Câu 22 : Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi hành vi vi phạm hành chính mà mình gây ra có độ tuổi là bao nhiêu?

A. từ 14 tuổi trở lên.

B. từ đủ 18 tuổi trở lên.

C. từ đủ 16 tuổi trở lên.

D. từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Câu 23 : Nội dung nào dưới đây không đúng quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động?

A. Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc.

B. Có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau.

C. Ưu tiên lao động nữ trong những việc liên quan đến chức năng làm mẹ.

D. Làm mọi công việc không phân biệt điều kiện làm việc.

Câu 26 : Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?

A. Tư vấn chuyên gia.

B. Thanh lí tài sản.

C. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

D. Phát hành cổ phiếu.

Câu 27 : Đặc trưng nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác?

A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 30 : Vi phạm pháp luật là hành vi gây thiệt hại cho:

A. các quan hệ của cá nhân.

B. các quan hệ xã hội được Pháp luật bảo vệ.

C. các quan hệ cá nhân với nhà nước.

D. các quan hệ của tổ chức.

Câu 31 : Người có thẩm quyền đã áp dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Xóa bò các loại cạnh tranh.

B. Thay đổi nội dung di chúc.

C. Ủy quyền giao nhận hàng hóa.

D. Thu hồi giấy phép kinh doanh.

Câu 33 : Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hành chính?

A. Tổ chức mua bán trẻ em.

B. Tham gia lễ hội truyền thống.

C. Trì hoãn thời gian giao hàng.

D. Hút thuốc lá nơi công cộng.

Câu 35 : Trong những trường hợp vi phạm pháp luật Nhà nước sẽ sử dụng quyền lực có tính cưỡng chế để buộc người vi phạm chấm dứt việc làm trái pháp luật. Điều này nói tới?

A. Bản chất xã hội của pháp luật.

B. Đặc trưng của pháp luật.

C. Bản chất giai cấp của pháp luật.

D. Vai trò của pháp luật.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247