Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 12 GDCD Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Khương Đình

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Khương Đình

Câu 1 : Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi gì?

A. dân tộc, giới tính, tôn giáo.

B. thu nhập, tuổi tác, địa vị.

C. dân tộc, độ tuổi, giới tính.

D. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.

Câu 2 : Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ là thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật. 

B. Sử dụng pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 3 : Cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Áp dụng pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Câu 4 : Việc xét xử các vụ án kinh tế của nước ta hiện nay không phụ thuộc người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về gì?

A. nghĩa vụ pháp lí.

B. trách nhiệm pháp lí.

C. quyền trong kinh doanh.

D. nghĩa vụ trong kinh doanh.

Câu 5 : Bình đẳng giữa cha mẹ và con được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?

A. Ngược đãi cha mẹ.

B. Lạm dụng sức lao động của con.

C. Không tôn trọng ý kiến của con.

D. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.

Câu 6 : Luật hôn nhân gia đình năm 2014 qui định độ tuổi kết hôn là bao nhiêu?

A. nam 22 tuổi trở lên, nữ 20 tuổi trở lên.

B. nam 19 tuổi trở lên , nữ 18 tuổi trở lên.

C. nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên.

D. nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 7 : Trong các hành vi sau đây, hành vi nào thuộc loại vi phạm hành chính?

A. Buôn bán hàng hóa lấn chiếm lề đường.

B. Phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn chết người.

C. Học sinh nghỉ học quá 45 ngày trong một năm học.

D. Lợi dụng chức vụ chiếm đoạt số tiền lớn của nhà nước.

Câu 8 : Trong các yếu tố của tư liệu lao động, yếu tố nào là quan trọng nhất?

A. Tư liệu sản xuất.

B. Kết cấu hạ tầng.  

C. Công cụ lao động. 

D. Hệ thống bình chứa. 

Câu 9 : Ông B trồng cam sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng gì?

A. Thước đo giá trị. 

B. Phương tiện giao dịch. 

C. Phương tiện lưu thông.  

D. Phương tiện thanh toán. 

Câu 10 : Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?

A. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa.

B. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.

C. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa.  

D. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.

Câu 11 : Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quan hệ gì?

A. xã hội và quan hệ kinh tế.

B. lao động và quan hệ xã hội.

C. tài sản và quan hệ nhân thân.

D. kinh tế và quan hệ lao động.

Câu 12 : Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm tới gì?

A. quy chế đơn vị sản xuất.

B. quy tắc quản lí nhà nước.

C. quy chuẩn sử dụng chuyên gia.

D. quy ước trong các doanh nghiệp.

Câu 13 : Người vi phạm hình sự trước hết phải chịu trách nhiệm gì?

A. hình sự.

B. dân sự. 

C. kỉ luật.

D. hành chính.

Câu 14 : Cán bộ, viên chức, công chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm gì?

A. kỉ luật.

B. dân sự.

C. hình sự.

D. hành chính.

Câu 15 : Hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức sử dụng pháp luật?

A. Bạn M tự ý sử dụng máy tính của bạn cùng lớp.

B. Anh A bán chiếc xe máy mà anh là chủ sở hữu.

C. Anh H lấy trộm tiền của chị M khi chị không cảnh giác.

D. Bạn F mượn sách của bạn E nhưng không giữ gìn bảo quản.

Câu 16 : Khái niệm cầu được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu gì?

A. nói chung. 

B. có khả năng đáp ứng.

C. có khả năng thanh toán.

D. hàng hoá mà người tiêu dùng cần.

Câu 17 : Một trong các nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là gì?

A. dân chủ, hiệu quả.

B. trách nhiệm, kỷ luật.

C. công bằng, văn minh.

D. tự do, tự nguyện, bình đẳng.

Câu 18 : Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động được pháp luật thừa nhận ở văn bản nào dưới đây?

A. Giao kèo lao động.

B. Hợp đồng lao động.

C. Cam kết lao động.

D. Quy phạm pháp luật.

Câu 19 : Công dân A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy. Trong trường hợp này, công dân A đã thực hiện điều gì?

A. sử dụng pháp luật. 

B. áp dụng pháp luật.  

C. tuân thủ pháp luật.

D. thi hành pháp luật.

Câu 21 : Mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào dưới đây trong bầu cử?

A. Phổ thông.

B. Bình đẳng.

C. Trực tiếp.

D. Bỏ phiếu kín.

Câu 22 : Điền từ còn thiếu vào câu sau: Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ để nhân dân ............

A. thực hiện quyền dân chủ.

B. giám sát các cơ quan chức năng.  

C. tham gia quản lí Nhà Nước và xã hội.

D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 23 : Điền từ còn thiếu vào câu sau: Pháp luật nước ta quy định, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi ...........

A. cơ quan. 

B. công dân.

C. tổ chức kinh tế.

D. công dân từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 24 : Trong bảo vệ môi trường, hoạt động nào dưới đây có vai trò đặc biệt quan trọng?

A. Bảo vệ rừng.

B. Quyết dọn vệ sinh tại nơi ở.

C. Bảo vệ động vật hoang dã.

D. Bảo vệ nguồn nước sinh hoạt. 

Câu 25 : Trường hợp thực hiện bầu cử nào sau đây đúng với quy định của pháp luật?

A. Cha Mẹ nhờ con đã thành niên đi bỏ phiếu bầu cử hộ.

B. Vận động bạn bè, người thân bỏ phiếu cho một người.

C. Mang phiếu về nhà, suy nghĩ rồi quay lại điểm bầu cử để bỏ phiếu.

D. Không tự viết được, nhờ người viết phiếu bầu và tự bỏ vào hòm phiếu kín.  

Câu 27 : Mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp lên cao được hiểu như thế nào?

A. học không hạn chế. 

B. học thường xuyên.

C. học bất cứ ngành nghề nào.

D. học bằng nhiều hình thức.

Câu 28 : Việc nhà nước lấy ý kiến của nhân dân trong dự thảo Hiến pháp năm 2013 là thực hiện quyền nào dưới đây?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền đóng góp ý kiến.

C. Quyền kiểm tra giám sát. 

D. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.

Câu 30 : Bạn A có chị X bị bệnh tâm thần nhưng lại thích đi bầu cử. A khẳng định chị mình được đi bầu cử, vì ai đủ 18 tuổi trở lên cũng có quyền bầu cử. Nếu là bạn của A em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?

A. Đồng tình với ý kiến của A.

B. Khuyên A đi bầu cử hộ cho chị X. 

C. Không quan tâm gì cả vì không liên quan đến chị X.

D. Nói để A biết chị X mất năng lực hành vi dân sự nên không được bầu cử.

Câu 32 : B mồ côi cha mẹ được bà ngoại nuôi ăn học. Từ khi có việc làm ổn định, B không về thăm bà và thường trốn tránh khi bà lên thăm. Nếu là B, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Biếu bà một khoản tiền.

B. Chuyển chỗ ở để bà không tìm được.

C. Đón bà lên sống cùng để tiện cho việc chăm sóc.  

D. Chuyển cả chỗ ở và chỗ làm để bà không tìm được.

Lời giải có ở chi tiết câu hỏi nhé! (click chuột vào câu hỏi).

Copyright © 2021 HOCTAP247