a) Tính số dân Nhật Bản theo từng nhóm tuổi
- Cách tính: ví dụ tính dân số dưới 15 tuổi năm 1950. Dựa vào suy luận, ta có: ? (triệu người) 100 : 83,0 (triệu người) = 35,4%. Vậy, để tính dân số dưới 15 tuổi năm 1950, ta lấy 83,0 (triệu người) 35,4 : 100 = 29,4 triệu người.
Tương tự như thế, ta có được kết quả như sau:
Dân số phân theo nhóm tuổi của Nhật Bản
b) Vẽ biểu đồ
- Tính quy mô
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản năm 1950 và năm 2005
c) Nhận xét về cơ cấu và xu hướng hiến động cơ cấu dân số theo độ tuổi và cho biết ảnh hưởng của xu hướng biến động đó đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
* Nhận xét
- Giai đoạn 1950 - 2005, cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản có sự thay đổi theo hướng:
+ Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi ngày càng giảm, từ 35,4% (năm 1950) xuống còn 13,9% (năm 2005), giảm 21,5%.
+ Tỉ lệ dân số từ 15 - 64 tuổi tăng từ 59,6% (năm 1950) lên 66,9% (năm 2005). Như vậy nếu so với năm 1950 thì nhóm tuổi từ 15 - 64 tuổi năm 2005 tăng (7,3%).
+ Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên tăng nhanh, từ 5% (năm 1950) lên 19,2% (năm 2005), tăng 14,2%.
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản thay đổi từ nước có cơ cấu dân số trẻ (năm 1950) sang nước có cơ cấu dân số già và đang có xu hướng già hóa.
* Ảnh hưởng
- Thuận lợi:
+ Có nguồn lao động dồi dào.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn
+ Thiếu lực lượng lao động trong tương lai.
+ Chi phí cho phúc lợi người già lớn ( quỹ nuôi dưỡng chăm sóc người cao tuổi, trả lương hưu đảm bảo đời sống, các phúc lợi xã hội, bảo hiểm y tế,…).
Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !
Copyright © 2021 HOCTAP247