Trang chủ Lớp 12 Hóa học Lớp 12 SGK Cũ Chương 7: Sắt Và Một Số Kim Loại Quan Trọng

Chương 7: Sắt Và Một Số Kim Loại Quan Trọng

Chương 7: Sắt Và Một Số Kim Loại Quan Trọng

Lý thuyết Bài tập

Các kim loại nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuCl2?

A. Na, Mg, Ag

B. Fe, Na, Mg

C. Ba, Mg, Hg

D. Na, Ba, Ag

Cấu hình electron nào sau đây là của Fe3+?

A. [Ar]3d

B. [Ar]3d5 

C. [Ar]3d

D. [Ar]3d3

Cho 2,52 gam một kim loại tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 6,84 gam muối sunfat. Kim loại đó là:

A. Mg.                                  B. Zn.

C. Fe.                                   D. Al.

Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68 %. Kim loại đó là:

A.Zn.

B.Fe.

C.Al.

D.Ni.

 

Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ lệ số mol của M và E trong hỗn hợp là 1 : 3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tan hết vào dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2 Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với Cl2 thì cần dùng 13,32 lít khí Cl2. Xác định kim loại M và phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A. Các thể tích khí đo ở đktc.

Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong quá trình chuyển đổi sau:

FeS2 → Fe2O3 → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → FeO → FeSO4 → Fe

Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi thu được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 gam. Thể tích khí H2(đktc) được giải phóng là:

A. 8,19 lít.

B. 7,33 lít.

C. 4,48 lít.

D. 6,23 lít.

Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là:

A. 1,9990 gam

B. 1,9999 gam.

C. 0,3999 gam

D. 2,1000 gam.

Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,5 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là:

A. 231 gam.

B. 232 gam.

C. 233 gam.

D. 234 gam.

Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là:

A. 15 gam.

B. 20 gam.

C. 25 gam.

D. 30 gam.

a) Nguyên tắc luyện quặng thành gang?

b) Nêu các phản ứng chính xảy ra ở lò cao?

Nêu các phương pháp luyện thép và cho biết ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương pháp?

Một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hòa tan quặng này trong dung dịch HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với BaCl2 có thấy kết tủa màu trắng (không tan trong axit mạnh). Loại quặng đó là:

A. xiđêrit

B. hematit.

C. manhetit .

D. pirit sắt.

Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 đến Fe cần vừa đủ 2,24 lít khí CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là:

A. 15 gam.

B. 16 gam.

C. 17 gam.

D. 18 gam.

Nung một mẫu thép thường có khối lượng 10 gam trong O2 dư thu được 0,1568 lít khí CO2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của cacbon trong mẫu thép đó là:

A. 0,82%.

B. 0,84%

C. 0,85%.

D. 0,86%.

Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể sản xuất được 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết rằng trong quá trình sản xuất, lượng sắt bị hao hụt là 1%.

Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong quá trình chuyển hóa sau:

Cr Cr2O3 Cr2(SO4)3 Cr(OH)3 Cr2O3.

Cấu hình electron của Cr3+ là:

A. [Ar]3d5.

B. [Ar]3d4.

C. [Ar]3d3.

D. [Ar].

Số oxi hóa đặc trưng của Crom là:

A. +2, +4, +6.

B. +2, +3, +6.

C. +1, +2, +4, +6.

D. +3, +4, +6.

Hãy viết công thức của một số muối crom trong đó nguyên tố Crom:

a) Đóng vai trò cation.

b) Có trong thành phần của anion.

Khi nung nóng 2 mol natri đicromat người ta thu được 48 gam oxi và 1 mol crom(III) oxit. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng và xét xem natri đicromat đã bị nhiệt phân hoàn toàn hay chưa?

Cấu hình electron của Cu2+ là:

A. [Ar]3d7.

B. [Ar]3d8.

C. [Ar]3d9.

D. [Ar]3d10.

Cho 19,2 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO (đktc). Kim loại M là:

A. Mg

B. Cu.

C. Fe.

D. Zn.

Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là:

A. 21,56 gam.

B. 21,65 gam.

C. 22,56 gam.

D. 22,65 gam.

Đốt 12,8 gam Cu trong không khí, hòa tan chất rắn thu được trong dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448ml khí NO duy nhất (đktc).

a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

b) Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 cần dùng để hòa tan chất rắn.

Hòa tan 58 gam muối CuSO4.5H­2O vào nước được 500 ml dung dịch A.

a) Xác định nồng độ mol của dung dịch A?

b) Cho dần dần bột sắt vào 50 ml dung dịch A, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch hết màu xanh. Tính lượng sắt đã tham gia phản ứng?

Một thanh đồng có khối lượng 140,8 gam được ngâm trong dung dịch AgNO3 nồng độ 32% (D = 1,2 g/ml) đến phản ứng hoàn toàn. Khi lấy thanh đồng ra thì nó có khối lượng là 171,2 gam. Tính thể tích dung dịch AgNO3 đã dùng để ngâm thanh đồng (giả thiết toàn bộ lượng Ag tạo ra bám hết vào thanh đồng).

Dãy nào sau đây sắp xếp các kim loại đúng theo thứ tự tính khử tăng dần?

A. Pb, Ni, Sn, Zn

B. Bb, Sn, Ni, Zn 

C. Ni, Sn, Zn, Pb

D. Ni, Zn, Pb, Sn

Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây?

A. Zn

B. Ni

C. Sn

D. Cr

Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch H2SO­4 2M. Khối lượng muối thu được là:

A.60 gam.

B. 80 gam.

C. 85 gam.

D. 90 gam.

Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

A. ZnO

B. Zn(OH)2

C. ZnSO4

D. Zn(HCO3)2

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của một kim loại có hóa trị II thấy sinh ra kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư. Muối sunfat đó là muối nào sau đây?

A. MgSO4.

B. CaSO4.

C. MnSO4

D. ZnSO4.

Điền công thức hóa học của chất vào những chỗ trống và lập các phương trình hóa học sau:

a) Fe + H2SO4 (đặc) → SO2 + …

b) Fe + HNO3 (đặc) → NO2 + …

c) Fe + HNO3 (loãng) → NO + …

d) FeS2 + HNO3 → NO + Fe2(SO4)3 + …

Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt ba mẫu hợp kim sau:

Al - Fe; Al - Cu và Cu - Fe.

Một hỗn hợp gồm Al,Fe,Cu. Hãy trình bày phương pháp hóa học để tách riêng từng kim loại trong hỗn hợp đó. Viết phương trình hóa học của các phản ứng?

Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng và khối lượng chất rắn thu được?

Biết 2,3 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO, FeO tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch H2SO4 0,2M. Khối lượng muối thu được là:

A. 3,6 gam.

B. 3,7 gam.

C. 3,8 gam.

D. 3,9 gam.

Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Nguyên tố X là:

A. Sắt.

B. Brom.

C. Photpho.

D. Crom.

Hoàn thành phương trình phản ứng hóa học của các phản ứng trong dãy chuyển đổi sau:

Cu → CuS → Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 → CuCl2 → Cu.

Khi cho 100 gam hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dich NaOH thu được 6,72 lít khí. Lấy phần rắn không tan cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu được 38,08 lít khí. Các thể tích khí đo ở đktc. Xác định các thành phần % khối lượng của hợp kim.

Hỗn hợp X gồm Cu và Fe, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là:

A. 1,12 lít.

B. 2,24 lít.

C. 4,48 lít.

D. 3,36 lít.

Khử m gam bột CuO bằng khí H2 ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hòa tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO3 1M, thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO là:

A.70%.

B. 75%.

C. 80%.

D. 85%.

Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch, sấy khô thì thấy khối lượng tăng 1,2 gam. Khối lượng Cu đã bám vào thanh sắt là:

A.9,3 gam.

B. 9,4 gam.

C. 9,5 gam.

D. 9,6 gam.

Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng để giải phóng khí nào sau đây?

A. NO2.

B. NO.

C. N2O.

D. NH3.

Tính khối lượng bột nhôm cần dùng trong phòng thí nghiệm để có thể điều chế được 78 gam crom bằng phương pháp nhiệt nhôm.

Một hợp chất Ni-Cr có chứa 80% Ni và 20% Cr theo khối lượng. Hãy cho biết trong hợp chất này có bao nhiêu mol niken ứng với 1 mol crom.

Hãy dùng thuốc thử tự chọn để có thể phân biệt được hai kim loại sau: Al, Fe, Mg, Ag. Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình phản ứng hóa học.

Cho một hỗn hợp gồm có 1,12 g Fe và 0,24 g Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,88 g. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng.

Hòa tan hoàn toàn 58 gam muối CuSO4.5H2O trong nước, được 500 ml dung dịch.

a. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã pha chế

b. Cho dần mạt sắt đến dư vào dung dịch trên. Trình bày hiện tượng quan sát được và giải thích. Viết phương trình hóa học dạng phân tử và dạng ion rút gọn. Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.

c. Khối lượng kim loại sau phản ứng tăng hay giảm là bao nhiêu?

 

Viết các phương trình hóa học biểu diễn những chuyển đổi hóa học sau:

Bài 3 SGK Hóa học 12 nâng cao trang 202

Hoà tan 10 gam FeSO4 có lẫn tạp chất là Fe2(SO4)3 trong nước, được 200 cm3 dung dịch. Biết 20 cm3 dung dịch này được axit hoá bằng H2SO4 loãng làm mất màu tím của 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03 M.

a) Viết phương trình hoá học dạng ion rút gọn. Cho biết vai trò của ion Fe2+ và ion MnO4-.

b) Có bao nhiêu mol ion Fe2+ tác dụng với 1 mol ion MnO4-?

c) Có bao nhiêu mol ion Fe2+ tác dụng với 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03M?

d) Có bao nhiêu gam Fe2+ trong 200 cm3 dung dịch ban đầu.

e) Tính phần trăm theo khối lượng của FeSO4.

Hãy ghép mỗi chữ cái ở cột trái với mỗi số ở cột phải sao cho phù hợp:

A. Cacbon 1. là nguyên tố kim loại
B. Thép 2. là nguyên tố phi kim
C. Sắt 3. là hợp kim sắt - cacbon (0,01 - 2%)
D. Xementit 4. là hợp kim sắt - cacbon (2-5%)
E. Gang 5. là quặng hematit nâu
  6. là hợp chất của sắt và cacbon

Người ta luyện gang từ quặng chứa Fe3O4 trong lò cao. 

a) Viết phương trình hoá học cho các phản ứng xảy ra. 

b) Tính khối lượng quặng chứa 92,8% Fe3O4 để có 10,0 tấn gang chứa 4% C và một số tạp chất. Giả thiết hiệu suất của quá trình là 87,5%. 

a) Viết một số phương trình hoá học của phản ứng xảy ra khi luyện thép từ gang. 

b) Cần bao nhiêu tấn muối chứa 80% sắt (III) sunfat để có một lượng sắt bằng lượng sắt trong 1 tấn quặng hematit chứa 64,0% Fe2O3

c) Nếu lấy quặng hematit trên đem luyện gang, rồi luyện thép thì từ 10 tấn quặng sẽ thu được bao nhiêu tấn thép chứa 0,1%C và các tạp chất. Giả thiết hiệu suất của quá trình là 75%.

Phản ứng nào sau đây xảy ra?

A. Cu2+ + 2Ag → Cu + 2Ag+

B. Cu + Pb2+ → Cu2+ + Pb

C. Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

D. Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe

Cho sơ đồ phản ứng sau: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2

Sau khi lập phương trình hoá học của phản ứng, ta có số nguyên tử Cu bị oxi hoá và số phân tử HNO3 bị khử là: 

A. 1 và 6    

B. 3 và 6    

C. 3 và 2  

D. 3 và 8

a) Từ Cu và những hoá chất cần thiết khác, hãy giới thiệu các phương pháp điều chế dung dịch CuCl2. Viết các phương trình hoá học. 

b) Từ hỗn hợp các kim loại Ag và Cu, hãy trình bày 3 phương pháp hoá học tách riêng Ag và Cu. Viết các phương trình hoá học.  

Hỗn hợp bột A có 3 kim loại là Fe, Ag, Cu. Ngâm hỗn hợp A trong lượng dư dung dịch của một chất B, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc, nhận thấy chỉ có sắt và đồng trong hỗn hợp tan hết, khối lượng Ag đúng bằng khối lượng của Ag vốn có trong hỗn hợp. 

a) Hãy dự đoán chất B. 

b) Nếu sau khi phản ứng kết thúc, thu được khối lượng Ag nhiều hơn khối lượng Ag vốn có trong hỗn hợp A thì chất có trong dung dịch B có thể là chất nào? Viết tất cả các phương trình hoá học.

Hợp kim Cu-Al được cấu tạo bằng tinh thể hợp chất hoá học, trong đó có 13,2% Al về khối lượng. Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất.

Hãy xác định hàm lượng Sn có trong hợp kim Cu-Sn. Biết rằng trong hợp kim này, ứng với 1 mol Sn thì có 5 mol Cu. 

Nung một lượng sunfua kim loại hóa trị hai trong oxi dư thì thoát ra 5,60 lit khí (đktc). Chất rắn còn lại được nung nóng với bột than dư tạo ra 41,4 gam kim loại. Nếu cho khí thoát ra đi chậm qua đồng nung nóng thì thể tích giảm đi 20%.

a. Viết các phương tình phản ứng hóa học xảy ra.

b. Xác định tên sunfua kim loại đã dùng.

Cho phương trình hóa học: 2Cr + 3Sn2+ → 2Cr3+ + 3Sn

Câu nào diễn tả đúng vai trò các chất?

A. Cr là chất oxi hóa, Sn2+ là chất khử

B. Cr là chất khử, Sn2+ là chất oxi hóa

C. Sn2+ là chất khử, Cr3+ là chất oxi hóa

D. Cr3+ là chất khử, Zn2+ là chất oxi hóa

Kim loại trong cặp oxi hóa khử nào sau đây có thể phản ứng với ion Ni2+ trong Ni2+/Ni?

A. Pb2+/Pb

B. Cu2+/Cu

C. Sn2+/Sn

D. Cr3+/Cr

Trong phản ứng Fe + H2SO4 \(\xrightarrow[ \ ]{ \ t^0 }\) Fe2(SO4)3 + H2O + SO2 có bao nhiêu nguyên tử Fe bị oxi hóa và bao nhiêu nguyên tử H2SO4 bị khử?

A. 2 và 3

B. 1 và 1

C. 3 và 2

D. 2 và 6

Viết phương trình hóa học cho những chuyển đổi sau:

Bài 4 SGK Hóa học 12 nâng cao trang 222

a. Từ Fe hãy trình bày 3 phương pháp điều chế trực tiếp muối FeSO4. Viết các phương trình hóa học.

b. Từ hỗn hợp Ag và Cu, hãy tình bày 3 phương pháp hóa học tách riêng Ag và Cu. Viết các phương trình hóa học.

Có 3 lọ, mỗi lọ đựng một trong 3 hỗn hợp sau: Fe và FeO; Fe và Fe2O3; FeO và Fe2O3. Hãy dẫn ra cách nhận biết hỗn hợp chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học và viết các phương trình hóa học.

Khử 2,4 gam hỗn hợp CuO và một oxit sắt có tỉ lệ mol 1:1. Sau phản ứng thu được 1,76 gam chất rắn, đem hòa tan vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,448 lit khí (đktc). Xác định công thức của oxit sắt.

Dung dịch A là FeSO4 có lẫn tạp chất Fe2(SO4)3. Để xác định nồng độ mol của mỗi chất trong dung dịch A, người ta tiến hành những thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Thêm dần dần dung dịch NaOH vào 200ml dung dịch A cho đến dư, đun nóng. Lọc lấy kết tủa, nung ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng không đổi, được chất rắn duy nhất có khối lượng 1,2 gam.

Thí nghiệm 2: Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 vào 20 ml dung dịch A, rồi nhỏ dần dần từng giọt dung dịch KMnO4 vào dung dịch trên lắc nhẹ. Khi đun nóng dung dịch có màu hồng thì ngừng thí nghiệm, người ta đã dùng hết 10ml dung dịch KMnO4 0,2M.

a. Giải thích quá trình thì nghiệm và viết các phương trình hóa học.

b. Tính nồng độ mol của mỗi chất có trogn dung dịch A ban đầu.

c. Bằng phương pháp hóa học nào có thể loại bỏ được tạp chất trong dung dịch A ban đầu. Viết phương tình hóa học của phản ứng đã dùng.

Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn tính oxi hóa của ion kim loại hoặc hợp chất của kim loại?

A. Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4+

B. Fe2+ + 2NH3 + 2H2O → Fe(OH)2 + 2NH4+

C. Cu(OH)2 + 4NH4 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-

D. 3CuO + 2NH3 → 3Cu + N2 + 3H2O

Phản ứng: MnO4- + Sn2+ + H+ → Mn2+ + Sn4+ + H2O

Có tỉ lệ số mol ion chất khử : số mol ion chất oxi hóa là:

A. 1:1

B. 2:1

C. 4:1

D. 5:2

Cho biết phản ứng:

K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + H2O + Cl2

Trong phản ứng này có bao nhiêu phân tử HCl bị oxi hóa?

A. 3

B. 6

C. 8

D. 14

Ngâm một lá kẽm nặng 100 gam trong 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 3M lẫn với Pb(NO3)2 1M. Sau phản ứng lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, khối lượng lá kẽm bằng bao nhiêu?

Hòa tam m gam kẽm vào dung dịch HCl dư thoát ra V1 lít khí (đktc). Hòa tan m gam kẽm vào dung dịch NaOH dư thoát ra V2 lít khí (đktc). Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra và so sánh V1 với V2.

23,8 gam kim loại X tan hết trong dung dịch HCl tạo ra ion X2+. Dung dịch tạo thành có thể tác dụng vừa đủ với 200ml FeCl3 2M để tạo ta ion X4+. Viết phương trình hóa học cho phản ứng xảy ra và xác định kim loại X.

Cho 40 gam hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với O2 dư đun nóng thu được 46,4 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M có khả năng phản ứng với chất rắn X là bao nhiêu?

Phản ứng nào sau đây không xảy ra?

A. Pb2+ + Sn → Pb + Sn2+

B. Sn2+ + Ni → Sn + Ni2+

C. Pb2+ + Ni → Pb + Ni2+

D. Sn2+ + Pb → Pb2+ + Sn

Có các ion riêng biệt trong dung dịch là Ni2+, Zn2+, Ag+, Sn2+, Au3+, Pb2+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất và ion có tính oxi yếu nhất lần lượt là:

A. Pb2+ và Ni2+

B. Ag+ và Zn2+

C. Au3+ và Zn2+ 

D. Ni2+  Sn2+

Nhúng tấm kẽm vào dung dịch chứa 14,64 gam cađimi clorua. Sau một thời gian phản ứng, khối lượng tấm kẽm tăng lên 3,29 gam. Xác định khối lượng cađimi tách ra và thành phần muối tạo nên trong dung dịch.

Hòa tan hết 3,0 gam hợp kim của đồng và bạc trong axit nitric loãng, đun nóng thu được 7,34 gam hỗn hợp muối nitrat. Xác định thành phần của mỗi kim loại trong hợp kim.

Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Tính V?

Hãy cho biết:

a. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn.

b. Cấu hình electron nguyên tử và các ion sắt.

c. Tính chất hóa học cơ bản của sắt (dẫn ra những phản ứng minh hoạ, viết phương trình hóa học).

Đốt nóng một ít bột sắt trong bình đựng khí oxi. Sau đó để nguội và cho vào bình đựng dung dịch HCl. Lập luận về các trường hợp có thể xảy ra và viết các phương trình phản ứng hóa học.

a. Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (II) là gì? Dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh những điều đã khẳng định( viết phương trình hóa học)

b. Tính chất hóa học chung cho hợp chất sắt (III) là gì? Dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh những điều khẳng định (viết phương trình hóa học)

Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng các oxit sắt (II) là oxit bazo, các hidroxit sắt (II) là bazo (Viết các phương trình phản ứng hóa học)

Hãy cho biết thành phần các nguyên tố và ứng dụng của:

a. Gang và thép.

b. Gang xám và gang trắng.

c. Thép thường và thép đặc biệt.

a. Nguyên tắc sản xuất gang và nguyên tắc sản xuất thép.

b. Những nguyên liệu sản xuất gang và sản xuất thép.

c. Các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình luyện gang và luyện thép.

Hãy nêu những ưu điểm và nhược điểm chính của 3 phương pháp luyện thép.

Hãy trình bày hiểu biết về:

a. Vị trí của crom trong bảng tuần hoàn.

b. Cấu hình electron của nguyên tử crom.

c. Khả năng tạo thành các số oxi hóa của crom.

Hãy so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom viết phương trình hóa học minh hoạ.

Cho phản ứng:

...Cr + ...Sn2+ → Cr3+ + ...Sn

a, Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của ion Cr3+ sẽ là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 6

b, Pin điện hóa Cr-Cu trong quá trình phóng điện xảy ra phản ứng:

2Cr (r) + 3Cu2+(dd) → 2Cr3+ (dd) + 3Cu (r)

Suất điện động chuẩn của pin điện hóa là:

A. 0,04 V

B. 1,08 V

C. 1,25 V

D. 2,50 V.

Có nhận xét gì về tính chất hóa học của các hợp chất Cr(II), Cr(III) và Cr(VI)? Dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh.

Người ta có thể điều chế Cr(III) oxit bằng cách phân hủy muối amoni đicromat ở nhiệt độ cao:

(NH4)2Cr2O7 → N2 + Cr2O3 + 4H2O

Hãy cho biết phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào và lập phương trình hóa học?

Viết phương trình oxi hóa - khử (dạng phân tử và ion rút gọn) giữa kali đicròmat và natri sunfua khi có mặt axit sunfuric. 

a. Cho một ít bột sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat. nhận thấy màu xanh của dung dịch nhạt dần. Nhưng cho một ít bột đồng vào dung dịch sắt (III) sunfat nhận thấy màu vàng nâu của dung dịch nhạt dần và sau đó lại có màu xanh. Hãy giải thích hiện tượng và viết các phương trình hóa học.

b. Điện phân dung dịch đồng (II) sunfat bằng điện cực trơ (graphit) nhận thấy màu xanh của dung dịch nhạt dần cho đến không màu. Nhưng thay các điện cực graphit bằng các điện cực đồng, nhận thấy màu xanh của dung dịch hầu như không thay đổi. Hãy giải thích hiện tượng và viết các phương trình hóa học.

Hãy nêu các chất, các điện cực và các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình:

a. Mạ đồng cho một vật bằng thép.

b. Mạ thiếc cho một vật bằng thép.

c. Mạ bạc cho một vật bằng đồng.

Hãy viết bảng tóm tắt về những kim loại trong nhóm 1B về:

a. Cấu tạo nguyên tử: số lớp electron, số lớp electron ngoài cùng, cấu hình electron ngoài cùng (dạng viết gọn).

b. Tính chất vật lí và tính chất hóa học cơ bản.

c. Ứng dụng của các kim loại trong nhóm.

Hãy lập bảng so sánh các kim loại: niken, đồng, kẽm về:

a. Vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

b. Cấu hình electron nguyên tử (dạng thu gọn).

c. Số oxi hóa của các nguyên tố.

d. Thế điện cực chuẩn của các kim loại.

e. Tính khử của các kim loại.

Hãy thực hiện những biến đổi sau:

a. Từ bạc nitrat điều chế kim loại bạc bằng hai phương pháp

b. Từ kẽm sunfua và kẽm cacbonat điều chế kim loại kẽm bằng hai phương pháp.

c. Từ thiếc (IV) oxit điều chế kim loại thiếc.

d. Từ chì sunfua điều chế kim loại chì

Sự ăn mòn sắt, thép là một quá trình oxi hóa – khử.

a. Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi sắt thép bị ăn mòn.

b. Kẽm hoặc thiếc tráng ngoài vật bằng sắt, thép có tác dụng bảo vệ chống ăn mòn. Hãy giải thích một thực tế là sau một thời gian sử dụng thì vật được tráng bằng kẽm lại có hiệu quả bảo vệ tốt hơn

c. Vì sao thiếc lại được dùng nhiều hơn kẽm để bảo vệ những đồ hộp đựng thực phẩm. Còn lại kẽm lại được dùng nhiều hơn để bảo vệ ống dẫn nước, xô, chậu...?

Những điều kiện nào để chì tác dụng với:

a. Không khí.

b. Axit clohiđric.

c. Axit nitric.

Chì và thiếc cùng có nhiều số oxi hóa trong các hợp chất và cùng tạo ra hợp chất phức. Tại sao chúng không được xếp vào nhóm những kim loại chuyển tiếp?

Copyright © 2021 HOCTAP247