Cho 19,2 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO (đktc). Kim loại M là:
A. Mg
B. Cu.
C. Fe.
D. Zn.
Nhìn vào đáp án ta thấy 4 kim loại Mg, Cu, Fe, Zn đều là kim loại có hóa trị II. Trường hợp của Sắt có 2 hóa trị (II, III) nhưng khi tác dụng với axit loãng thì sắt cũng thể hiện sắt (II). Nếu các bạn muốn giải như bài tự luận thì ta sẽ sử dụng bảng dò giá trị.
\({n_{NO}} = \frac{{4,48}}{{22,4}} = 0,2(mol)\)
\(\mathop N\limits^{ + 5} + 3{\rm{e}} \to \mathop N\limits^{ + 2} O\)
0,6 \(\leftarrow\) 0,2
\(M \to \mathop M\limits^{ + 2} + 2{\rm{e}}\)
0,3 \(\leftarrow\) 0,6
Ta có: \(M = \frac{m}{n} = \frac{{19,2}}{{0,3}} = 64(Cu)\)
Kim loại M là Cu.
⇒ Đáp án B
-- Mod Hóa Học 12
Copyright © 2021 HOCTAP247