Bài tập 6 trang 166 SGK Hóa học 10 nâng cao

Lý thuyết Bài tập
Câu hỏi:

Bài tập 6 trang 166 SGK Hóa học 10 nâng cao

Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đốí với hiđro là 3,6.

a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.

b) Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B. Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.

Câu a:

Đặt số mol O2 và O3 trong hỗn hợp A lần lượt là a mol và b mol.

Xét 1 mol hỗn hợp A ⇒ a + b = 1 (∗)

Theo đề bài ta có:

\({\overline M _A} = \frac{{32a + 48b}}{{(a + b)}} = 19,2.2 = 38,4(**)\)

Giải hệ (∗) và (∗∗) ta được a = 0,6; b = 0,4 ⇒ %VO2 = 60%; %VO3 = 40%.

Giải tương tự ta tính được hỗn hợp B: %VH2 = 80%; %VCO = 20%

Câu b:

Các phản ứng xảy ra:

2H2 + O2 → 2H2O (1)

2CO +O2 → 2CO(2)

3H2 + O3 → 3H2O (3)

3CO + O3 → 3CO2 (4)

Đặt số mol của A cần dùng để đốt cháy 1 mol B là x mol

\(\left\{ \begin{array}{l} {n_{{O_2}}} = 0,6xmol\\ {n_{{O_3}}} = 0,4xmol \end{array} \right.\)

Trong 1 mol hỗn hợp B

\(\left\{ \begin{array}{l} {n_{{H_2}}} = 0,8mol\\ {n_{CO}} = 0,2mol \end{array} \right.\)

Từ (1), (2), (3) và (4)

\(\left\{ \begin{array}{l} {n_{{H_2}pu}} = {n_{{H_2}O}} = 0,8mol\\ {n_{COpu}} = {n_{C{O_2}}} = 0,2mol \end{array} \right.\)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mA + mB = mCO2 + mH2O = 0,8.18 + 0,2.44 = 23,2 g

mB = 0,8.2 + 0,2.28 = 7,2 g

⇒ mA = 23,2 - 7,2 = 16g = 32.0,6x + 48.0,4x ⇒ x = 5/12 ≈ 0,416 (mol)

 

-- Mod Hóa Học 10

Copyright © 2021 HOCTAP247