Bài tập 37.3 trang 90 SBT Vật lý 10

Lý thuyết Bài tập
Câu hỏi:

Bài tập 37.3 trang 90 SBT Vật lý 10

Một ống nhỏ giọt dựng thẳng đứng bên trong đựng nước. Nước dính hoàn toàn miệng ống và đường kính miệng dưới của ống là 0,43 mm. Trọng lượng mỗi giọt nước rơi khỏi miệng ống là 9,72. 10-5 N. Tính hệ số căng mặt của nước.

A. Xấp xỉ 72.10-3 N/m.                      

B. Xấp xỉ 36.10-3 N/m. 

C. Xấp xỉ 72. 10-5 N/m.                      

D. Xấp xỉ 13,8.102 N/m.

- Khi giọt nước rơi khỏi miệng ống thì trọng lượng P của nó bằng lực căng bề mặt Fc tác dụng lên giọt nước tại miệng ống:

\(P = {F_c} = \sigma \pi d\)

Với d là đường kính miệng ống nhỏ giọt, σσlà hệ số căng bề mặt của nước

- Từ đó suy ra:

\(\sigma = \frac{P}{{\pi d}} = \frac{{{{9,72.10}^{ - 5}}}}{{{{3,14.0,43.10}^{ - 3}}}} \approx {72.10^{ - 3}}N/m\)

- Chọn đáp án A

 

-- Mod Vật Lý 10

Copyright © 2021 HOCTAP247