Thép là hợp kim của Fe với C và một số nguyên tố khác.
Đuyra là hợp kim của nhôm với đồng, mangan, magie, silic.
Ví dụ:
Hợp kim không bị ăn mòn: Fe-Cr-Ni (thép inoc),…
Hợp kim siêu cứng: W-Co, Co-Cr-W-Fe,…
Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp: Sn-Pb (thiếc hàn, tnc = 2100C,…
Hợp kim nhẹ, cứng và bền: Al-Si, Al-Cu-Mn-Mg.
Cho các phát biểu sau:
a. Độ cứng của hợp kim thường lớn hơn độ cứng của kim loại nguyên chất.
b. Hợp kim thường dẫn nhiệt và dẫn điện tốt hơn kim loại nguyên chất.
c. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại nguyên chất.
d. Liên kết trong đa số tinh thể hợp kim vẫn là liên kết kim loại.
Phát biểu trên Đúng hay Sai?
ý a,c,d Đúng.
ý b Sai vì Kim loại nguyên chất thì có độ dẫn nhiệt, dẫn điện tốt hơn so với hợp kim của chúng.
Có 3 hợp kim Cu-Ag ; Cu-Al ; Cu-Zn. Chỉ dùng một dung dịch axit thông dụng và một dung dịch bazơ thông dụng nào để phân biệt được 3 hợp kim trên?
Cu - Ag (1), cu - Al (2), Cu - Zn (3)
dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 (loãng) \(\Rightarrow \left.\begin{matrix} (2) \\ (3) \end{matrix}\right\} \Rightarrow \left\{\begin{matrix} Al \rightharpoonup Al^{3+}+H_2 \\ Zn \rightharpoonup Zn^{2+}+H_2 \end{matrix}\right.\)
Loại phần không tan trong (2), (3) : Cu
\(Al^{3+}: \overset{dd \ NH_3}{\rightarrow} Al(OH)_3 \downarrow\)
\(Zn^{2+}: \overset{dd \ NH_3}{\rightarrow} Zn(OH)_2 \downarrow\rightarrow [Zn(NH_3)_4)](OH)_2\)
D: dung dịch H2SO4(loãng) và dung dịch NH3
Chú ý: nhận biết Zn2+, Al3+ dùng dung dịch NH3.
Hòa tan 3 gam một hợp kim Cu - Ag trong dung dịch HNO3 tạo ra được 7,34 gam hỗn hợp hai muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Vậy thành phần phần trăm của Cu trong hơp kim là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
Bảo toàn nguyên tố Cu, Ag
Ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l} 64{\rm{x}} + 108y = 3\\ 188{\rm{x}} + 170y = 7,34 \end{array} \right.\)\(\Rightarrow\left\{ \begin{array}{l} x = 0,03\\ y = 0,01 \end{array} \right.\)
%Cu = 64%
Sau bài học cần nắm: khái niệm Hợp kim và nghiên cứu về cấu tạo cũng như tính chất và ứng dụng của chúng.
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 19 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 12 Bài 19.
Bài tập 19.2 trang 41 SBT Hóa học 12
Bài tập 19.3 trang 41 SBT Hóa học 12
Bài tập 19.4 trang 41 SBT Hóa học 12
Bài tập 19.5 trang 41 SBT Hóa học 12
Bài tập 19.6 trang 42 SBT Hóa học 12
Bài tập 19.7 trang 42 SBT Hóa học 12
Bài tập 19.8 trang 42 SBT Hóa học 12
Bài tập 19.9 trang 42 SBT Hóa học 12
Bài tập 19.10 trang 42 SBT Hóa học 12
Bài tập 19.11 trang 42 SBT Hóa học 12
Bài tập 19.12 trang 42 SBT Hóa học 12
Bài tập 19.13 trang 43 SBT Hóa học 12
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.
Copyright © 2021 HOCTAP247