Phản ứng giữa hai cặp oxi hóa - khử xảy ra theo chiều: Chất oxh mạnh hơn + Chất khử mạnh hơn → Chất oxh yếu hơn + Chất khử yếu hơn
b. Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu trong dung dịch.
c. Thí nghiệm 3: Ăn mòn điện hóa học
- Là quá trình oxi hóa - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương.
2.2. Kĩ năng thí nghiệm
- Kĩ năng lấy hóa chất bằng ống hút, pipet
- Thường thì kim loại sẽ tác dụng với oxi có trong không khí tạo lớp màng oxit, nên cà sạch lớp oxit này trước khi tiến hành thí nghiệm để quan sát rõ nhất hiện tượng xảy ra.
3.1. Thí nghiệm 1: Dãy điện hóa của kim loại
a. Cách tiến hành
Trong sách giáo khoa hướng dẫn tiến hành thí nghiệm với Al, Fe, Cu là đại diện của 3 kim loại ở mức mạnh (Al), trung bình (Fe) và yếu (Cu).
Các em chú ý quan sát thao tác tiến hành thí nghiệm và hiện tượng xảy ra trong các video thí nghiệm sau:
b. Hiện tượng - Giải thích
Hiện tượng:
ống nghiệm chứa Al : Sủi bọt khí mãnh liệt
ống nghiệm chứa Fe : có sủi bọt khí
ống nghiệm chứa Cu: không hiện tượng
Giải thích: Do khả năng hoạt động hóa học của Al > Fe > Cu
3.2. Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu trong dung dịch.
a. Cách tiến hành
Các em chú ý quan sát thao tác tiến hành thí nghiệm và hiện tượng xảy ra trong video thí nghiệm sau:
b. Hiện tượng - Giải thích
Hiện tượng: Trên đinh Fe xuất hiện một lớp kim loại màu đỏ, dung dịch nhạt dần màu xanh
Giải thích: Trên đinh Fe xuất hiện một lớp kim loại màu đỏ (Cu), dung dịch nhạt dần màu xanh (do Cu2+ phản ứng và nồng độ của nó giảm).
3.3. Thí nghiệm 3: Ăn mòn điện hóa học
a. Cách tiến hành
Các em chú ý quan sát thao tác tiến hành thí nghiệm và hiện tượng xảy ra trong video thí nghiệm sau:
b. Hiện tượng - Giải thích
Hiện tượng: ống nghiệm chứa vài giọt CuSO4 sủi bọt khí nhiều hơn ống nghiệm chỉ chứa Zn và H2SO4 và thấy xuất hiện màu đỏ.
Giải thích: sau khi thêm CuSO4 thấy ở viên kẽm xuất hiện màu đỏ, đồng thời bọt khí thoát ra nhanh hơn so với ống 1 (do Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu) bám lên Zn thành 2 điện cực trong dung dịch H2SO4 ⇒ pin ⇒ ăn mòn điện hóa học).
4. Luyện tập Bài 24 Hóa học 12
Sau bài học cần nắm:
Hiểu và giải thích được các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm
Rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học như lấy hóa chất vào ống nghiệm, đun ống nghiệm, quan sát hiện tượng...