Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào

  • Chu kì tế bào gồm:
    • Kì trung gian: Tế bào lớn lên và có nhân đôi NST .
    • Nguyên phân: có sự phân chia NST và chất tế bào, tạo ra 2 tế bào mới.

Chu kì tế bào

  • Mức độ đóng xoắn, duỗi xoắn diễn ra các kì của tế bào:
    • Dạng sợi: (Duỗi xoắn) ở kì trung gian.
    • Dạng đặc trưng (đóng xoắn cực đại) ở kì giữa 

Mức độ đóng xoắn của NST trong chu kì tế bào

1.2. Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân

  • Nguyên phân (hay còn gọi là phân bào nguyên nhiễm) nó chính là pha M của chu kỳ tế bào, tiếp ngay sau pha G2. Quá trình phân bào này được phát hiện lần đầu tiên bởi Straburger và Flemminh từ năm 1882.
  • Nguyên phân diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai
  • Diễn biến của nguyên phân có thể tạm thời chia thành 2 giai đoạn là phân chia nhân (caryokinesis) và phân chia tế bào chât (cytokinesis) được chia thành  4 kỳ cụ thể như sau: kì đầu, kì giữa, kì sau và kỳ cuối

a. Kì trung gian:

  • NST dài, mảnh, duỗi xoắn.
  • NST nhân đôi thành NST kép.
  • Trung tử nhân đôi thành 2 trung tử.

Kì trung gian

b. Nguyên phân:

gồm 4 kì:

Các kì

Hình ảnh NST

Những diễn biến cơ bản

Kì đầu

Kì đầu
  • NST kép đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt
  • Mỗi NST có hai nhiễm sắc tử gắn với nhau ở tâm động.
  • Thoi phân bào được hình thành, dài ra và đẩy hai trung tử về 2 cực của tế bào
  • Hạch nhân dần dần biến mất

Kì giữa

kì giữa
  • NST đóng xoắn cực đại
  • NST kép xếp thành hành ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

Kì sau

Kì sau

Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.

Kì cuối

Kì cuối
  • Các NST đơn duỗi xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất.
  • Màng nhân và hạch nhân dần được hình thành.

⇒ Kết quả : Từ một tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống như bộ NST của tế bào mẹ (2n NST)

1.3. Ý nghĩa của nguyên phân

  • Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể.
  • Nguyên phân duy trì sự ổn định bộ NST đặc trưng cho loài qua các thế hệ tế bào.
  • Nguyên phân là cơ sở của hình thức sinh sản vô tính.

2. Luyện tập Bài 9 Sinh học 9

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bài được sự biến đổi hình thái NST trong chu kì ở tế bào.
  • Trình bày được những biến đổi cơ bản của NST trong các kỳ nguyên phân.
  • Nêu được ý nghĩa nguyên phân đối với sự sinh trưởng cơ thể.  

2.1. Trắc nghiệm Nguyên phân

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 5 trang 25 SBT Sinh học 9

Bài tập 5 trang 28 SBT Sinh học 9

Bài tập 6 trang 28 SBT Sinh học 9

Bài tập 13 trang 29 SBT Sinh học 9

Bài tập 14 trang 29 SBT Sinh học 9

Bài tập 15 trang 29 SBT Sinh học 9

Bài tập 16 trang 29 SBT Sinh học 9

Bài tập 17 trang 30 SBT Sinh học 9

Bài tập 18 trang 30 SBT Sinh học 9

Bài tập 19 trang 30 SBT Sinh học 9

Bài tập 20 trang 30 SBT Sinh học 9

Bài tập 28 trang 31 SBT Sinh học 9

3. Hỏi đáp Bài 9 Chương 2 Sinh học 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247