Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Nhiễm sắc thể giới tính

NST giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính và các gen khác.

  • Trong các tế bào lưỡng bội (2n):
    • Có các cặp NST thường.
    • 1 cặp NST giới tính kí hiệu XX (tương đồng) và XY (không tương đồng).
  • Mỗi NST giới tính có 2 đoạn:
    • Đoạn không tương đồng chứa các gen đặc trưng cho từng NST 
    • Đoạn tương đồng chứa các lôcút gen giống nhau.

Cấu trúc của NST giới tính

  • Ở người và động vật có vú, ruồi giấm .... XX ở giống cái, XY ở giống đực.
  • Ở chim, ếch nhái, bò sát, bướm.... XX ở giống đực còn XY ở giống cái.
  • NST giới tính mang gen quy định tính đực, cái và tính trạng liên quan tới giới tính

Bộ nhiễm sắc thể giới tính của người

1.2. Cơ chế xác định giới tính

  • Đa số các loài, giới tính được xác định trong thụ tinh.
  • Sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong giảm phân và thụ tinh là cơ chế xác định giới tính ở sinh vật.
  • VD: cơ chế xác định giới tính ở người.

Cơ chế xác định giới tính ở người

  • Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợpcủa NST trong giảm phân và thụ tinh là cơ chế xác định giới tính
    • Khi giảm phân: Ở bố: sự phân li của cặp NST giới tính XY cho 2 loại tinh trùng X và Y với tỉ lệ ngang nhau; Ở mẹ: chỉ cho một loại trứng X.
    • Qua thụ tinh:tạo ra 2 loại hợp tử XX phát triển thành con gái và XY phát triển thành con trai, với số lượng và sức sống ngang nhau. Vì thế, tỉ lệ nam: nữ thường xấp xỉ 1:1

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hoá giới tính

  • Hoocmôn sinh dục:

Rối loạn tiết hoocmon sinh dục sẽ làm biến đổi giới tính tuy nhiên cặp NST giới tính không đổi.

Điều chỉnh giới tính ở cá và rùa

Chuyển giới ở người

  • Nhiệt độ, ánh sáng ... cũng làm biến đổi giới tính

Ví dụ:

Điểm khác nhau cơ bản giữa NST giới tính và NST thường?

Gợi ý trả lời:

NST giới tính

NST thường

  • Trong tế bào sinh dưỡng, thường tồn tại 1 cặp NST giới tính
  • Là cặp tương đồng XX, hoặc không tương đồng OX, XY.
  • Mang gen quy định giới tính hoặc tính trạng có liên quan đến giới tính
  • Trong tế bào sinh dưỡng có các cặp NST thường
  • Đều là cặp tương đồng
  • Mang gen quy định tính trạng thông thường (màu mắt, chiều cao, nhóm máu,…)

3. Luyện tập Bài 12 Sinh học 9

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được một số đặc điểm của nhiễm sắc thể giới tính và vai trò của nó đối với sự xác định giới tính.
  • Giải thích được cơ chế xác định nhiễm sắc thể giới tính và tỉ lệ đực: cái ở mỗi loài là 1: 1
  • Nêu được các yếu tố của môi trường trong và ngoài ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính. 

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 41 SGK Sinh học 9

Bài tập 2 trang 41 SGK Sinh học 9

Bài tập 3 trang 41 SGK Sinh học 9

Bài tập 4 trang 41 SGK Sinh học 9

Bài tập 5 trang 41 SGK Sinh học 9

Bài tập 36 trang 33 SBT Sinh học 9

Bài tập 37 trang 33 SBT Sinh học 9

Bài tập 38 trang 33 SBT Sinh học 9

Bài tập 39 trang 33 SBT Sinh học 9

Bài tập 40 trang 33 SBT Sinh học 9

Bài tập 41 trang 34 SBT Sinh học 9

Bài tập 42 trang 34 SBT Sinh học 9

4. Hỏi đáp Bài 12 Chương 2 Sinh học 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247