Hướng dẫn soạn bài Sau phút chia li Ngữ văn 7

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

trước khi đi vào soạn bài Sau phút chia li Ngữ văn 7 sẽ đi vào phân chia bố cục:

-Phần 1 (4 câu đầu): Nỗi buồn trống trải của lòng người trước cuộc chia li

-Phần 2 (4 câu tiếp): Nỗi buồn xót xa, quyến luyến

-Phần 3 (còn lại): Nỗi sầu trước cảnh vật rộng lớn

hướng dẫn soạn bài sau phút chia li ngữ văn 7

Tiếp đây sẽ đi vào soạn bài sau phút chia li lớp 7:

Câu 1:

- Thể thơ: Song thất lục bát (một khổ 4 câu với hai câu 7 tiếng (song thất) và một cặp 6-8 (lục-bát)

- Hiệp vần:

+) Chữ cuối câu 7 trên vần chữ 5 câu 7 dưới

+) Chữ cuối câu 6 vần với chữ 6 câu 8

+) Chữ cuối câu 8 vần với chữ 5 câu 7 khổ tiếp theo

Câu 2: Khổ 1

- Nội dung: nỗi trống trái của lòng người trước cuộc chia li phũ phàng

- Phép đối: chàng thì đi - thiếp thì về => sự cách trở ngang trái

- Hình ảnh "mây biếc, núi xanh" => không gian nới rộng ra vô tận

Câu 3: Khổ 2

- Nội dung: Nỗi sầu chia li được khắc sâu và tô đậm hơn

- Phép đối: còn ngoảnh lại - hãy trông sang => tâm trạng luyến tiếc

- Địa danh: Hàm Dương và Tiêu Dương cách xa muôn trùng, dù luyến lưu vẫn cách xa => Nghệ thuật điệp và tả thể hiện tâm trạng buồn triền miên, không gian xa cách của kẻ đi người ở.

Câu 4: Khổ cuối

- Nội dung: Nỗi sầu chia li lên đến cực độ, sự cách ngăn đã hoàn toàn mất hút vào ngàn dâu xanh

- Điệp từ "cùng, thấy", cách nói "ngàn dâu" => Tăng lên không gian rộng dài, một màu xanh đơn điệu, càng đau xót về sự chia lìa.

Câu 5:

- Điệp ngữ trong đoạn thơ: "Tiêu Tương - Hàm Dương, cùng - cùng; ngàn dâu - ngàn dâu; xanh xanh - xanh ngắt, chàng - thiếp"

- Tác dụng: tạo ra nhạc điệu trầm buồn, khắc họa khoảng cách và nỗi sầu.

Xem thêm >>> Cảm nhận về đoạn Sau phút chia li (trích Chinh phụ ngâm khúc - Đặng Trần Côn)

Trên đây là bài soạn ngữ văn lớp 7 bài Sau phút chia li mà muốn gửi đến bạn, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc các bạn học tập tốt <3

Copyright © 2021 HOCTAP247