Trang chủ Lớp 7 Soạn văn Lớp 7 SGK Cũ Sau phút chia li (Trích Chinh phụ ngâm khúc) Cảm nhận về đoạn Sau phút chia li (trích Chinh phụ ngâm khúc - Đặng Trần Côn)

Cảm nhận về đoạn Sau phút chia li (trích Chinh phụ ngâm khúc - Đặng Trần Côn)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Cảm nhận về đoạn Sau phút chia li (trích Chinh phụ ngâm khúc - Đặng Trần Côn)

Chinh phụ ngâm khúc là một tác phẩm chữ Hán nổi tiếng của Đặng Trần Côn, được sống tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, sau đó được dịch sang chữ Nôm và được đánh giá là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam. Chinh phụ ngâm khúc có nhiều bản dịch chữ Nôm nhưng tiêu biểu nhất là bản dịch của Đoàn Thị Điểm (?). Mượn khúc ngâm của người vợ có chồng ra trận, tác giả đã phản ánh được bi kịch tinh thần của con người trong chiến tranh, nhất là người phụ nữ. Qua đó làm nổi bật sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến Việt Nam khi đã ở giai đoạn suy tàn. Tâm sự của người chinh phụ cũng chính là lời tố cáo đanh thép chế độ xã hội đương thời loạn lạc và đau thương. Đây chính là sự kết hợp hài hoà giữa giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong Chinh phụ ngâm khúc.

Về hình thức, thể loại ngâm khúc ở đây được sáng tác theo thể song thất lục bát, là một sáng tạo độc đáo của người Việt. Hình thức đặc biệt này đã giúp cho tác phẩm có khả năng diễn tả những tâm trạng sầu bi dằng dặc, triền miên của con người và cũng chính là của thời đại. Đọc tác phẩm, ta có cảm giác như đang được nhìn thấy những đợt sóng cảm xúc ào ạt, khi lên khi xuống, khi nhanh khi chậm, vừa có độ lắng, vừa có sự lan toả, liên tiếp nối nhau tưởng chừng không bao giờ dứt.

Đoạn trích diễn tả nỗi sầu bi của người vợ sau khi tiễn chồng ra trận. Có thể coi đây là một trong những đoạn hay nhất thể hiện chủ đề tác phẩm cũng như tiêu biểu nhất về nghệ thuật của một khúc ngâm nói chung và của tốc phẩm nói riêng, về nghệ thuật, phải kể tới sự điêu luyện của nhà thơ trong việc sử dụng ngôn từ vừa có tính gợi hình, vừa giàu khả năng biểu cảm (cõi xa mưa gió, buồng cũ chiếu chăn, mây biếc, núi xanh,...). Các cặp hình ảnh đối nhau cũng được sắp xếp rất linh hoạt: đối trong từng câu (Tuôn màu mây biếc/ trải ngàn núi xanh), đối giữa hai câu (chàng còn ngoảnh lại/ thiếp hãy trông sang), ở cuối đoạn thơ xuất hiện điệp ngữ liên hoàn (từ ngữ cuối dòng trên được lặp lại ở đầu dòng dưới).

Đặc biệt, trong đoạn trích này, nhà thơ đã sử dụng thành công nghệ thuật vịnh cảnh ngụ tình (tả cảnh để bộc lộ tâm trạng nhân vật). Tất cả góp phần diễn tả tâm trạng của người vợ sau lúc tiễn chồng ra trận. Đó là nỗi buồn li biệt, là sự trống trải cô đơn, là mối sầu thương khắc khoải. Nỗi sầu này có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa, đồng thời thể hiện niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.

Copyright © 2021 HOCTAP247