Đoạn trích Sau phút chia li của Đặng Trần Côn mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Tuy ngắn ngủi nhưng cũng đủ để thể hiện tâm trạng, nỗi đau xót của người vợ sau phút chia li để chồng ra chiến trận. Qua đó tác phẩm còn thể hiện cái nhìn nhân văn, cảm thông sâu sắc của tác giả. Hãy .com tìm hiểu bài Sau phút chia li
* Các điểm cơ bản:
- Chinh phụ ngâm khúc (hay Chinh phụ ngẳm là lời tâm sự buồn nhớ, âu lo của người có chồng ra trận) do Đặng Trần Côn sáng tác bằng chữ Hán. Bẳn dịch được SGK trích từng được, xem là của bà Đoàn ThỊ Điểm, nhưng vẫn tồn nghi.
- Bản dịch thuộc thể thơ song thất lục bát, gồm ba khổ thơ, mỗi khổ bố!n câu (2 câu 7 (song thất)), 1 câu 6 (lục), và một càu 8 (bát) tiếng), ghi /g/ tắm trạng của ọgưở) vợ và người chống sai) phút chia //.
I. Nam giới vốn thuộc dòng làm nên chuyện lớn, làm nên những chuyện vẻ vang ở chiến trường. Lúc còn niên thiếu, được giáo dục văn võ, được giáo dục tư tưởng trung quân - ái quốc, nghe lời vua mà "quân (tiếu phạt trước lo trừ bạo”. Bao thế hệ đời trước đã như thế, đã thể hiện:
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
Giã nhà đeo hức chiến bào,
Thét roi cầu Vị ào ào gió thu.
Người trai chỉ có một lòng lập công dù phải lấy da ngựa bọc thây chôn nơi chiến địa. Họ xem cái chết nhẹ như lông hồng. Mang quân phục ra trận chỉ là một hành động lao tới giết giặc, chỉ có một tư tường: chiến thắng, như Đường Thái Tông xuất quân vượt cầu sông Vị ở tỉnh Cam Túc đánh quân Đột Quyết ngày trước ở Trung Hoa. Rồi giờ khắc chia li vẫn đến, có muốn cầm tay nhắn nhủ cũng đành phải ngậm ngùi. Giữa âm thanh hào hùng của "tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống" thì lại có hình ảnh “bên đường trông bóng cờ bay ngùi ngùi". Hai hình ảnh tương phản đầy màu sắc và âm thanh ấy gieo vào tâm tư người đọc nỗi thương cảm, ngậm ngùi...
Sau phút chia li
II. Hiện thực chuyển dần vào trí tưởng tượng phong phú của người chinh phụ từ câu 45 trở về sau. Cái hay của khúc ngâm là ở kĩ thuật chuyển tiếp tài tình, ý vị ấy. Sự chuyển dịch từ hiện thực của cuộc chia tay từ tiếng địch thổi nàng nghe đồng vọng, chỉ thấy phất phơ hàng cờ bay. Xa dần ... Xa dần ... rồi không nghe, không trông thây nữa. Cuộc chia ly thực sự đã vào quá khứ bởi:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
Đoái trông theo dã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.
Hai hình ảnh đối nghịch mở đầu đoạn thơ: cõi xa mưa gió buồng cũ chiếu chăn càng làm tăng thêm nỗi sầu thương của người chinh phụ. Chàng cực khổ quá, chàng đi vào cõi hiểm nguy quá, còn mình thì ở trong phòng ấm cúng như còn vương hơi ấm của chàng. Mới đó mà mỗi người một nơi. Hai người chia tay đi về hai hướng khác nhau nên ngày một cách xa. Ắt hẳn cả người đi lẫn người về đều “đoái trông theo" nhưng chỉ thấy “mây biếc - núi xanh" mà chẳng thây bóng ngrời. Lúc này thì cả hai người ai cũng có thế tưởng tượng. Riêng người chinh phụ thì vừa tưởng tượng thay chàng vừa diễn tả cử chỉ của mình, nêú hiểu đoạn thư là lời tâm sự của nàng: Chốn Hàm Dương chàng còn ngành lại Bên Tiêu Tương/người thiếp hãy trang sang Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng. Mà có thể là tài tưởng tượng cửa Đặng Trần Côn. Nhà thư đã nhập vai chỉnh phụ - chinh phụ cùng một lúc theo trí tưởng tưựng của mình để diễn tả tâm trạng của hai người. Tuy vậy, dù ai tưởng tượng đi nữa thì người đọc vẫn nhận rõ tâm trạng nhớ thương của người chinh phụ trong suốt đoạn thư. Đã gọi là nặng nghĩa vụ chồng thì làm sao chàng có thể phóng ngựa về phía trước một mạch đưực khi nàng ủ dột trông theo. Dù chàng đã được giáo dục và rèn luyện chí khí múa gươm, chỉ ngang ngọn giáo ...
Còn nàng thì nào có ra mặt trận nhưng vẫn canh cánh nỗi lo âu. Nàng như ghen cả với con ngựa, chiếc thuyền. Ra trận, chàng đi bộ thì nàng không là ngựa cho chàng cưỡi; chàng đi thuyền thì nàng không là thuyền để chàng bước lên ... Vậy mà giờ đây chàng đã ở tận Hàm Dương tỉnh Thiểm Tây, còn thiếp thì ở quê nhà Hồ Nam, nơi có sông Tương nước chảy vô tình. Hàm Dương - Tiêu Tương được nhà thư đưa vào để chỉ hai chốn xa cách nghìn trùng, một bút pháp ước lệ thường được sử dụng trong thư văn cổ thời trung đại. Mạch tưởng tượng chưa dứt. “Chàng còn ngảnh lại - thiếp hãy trông sang" để cứ ngỡ rằng còn trông thấy nhau. Nhưng hình như khoảng cách tự nhiên không chiều lòng người. Cả hai:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
Bốn câu cuối của đoạn trích quả là tuyệt vời trong nghệ thuật tả cảnh lồng tình bằng láy tiếng, sử dụng âm thanh, và câu hỏi tu từ quyện vào nhau như đôi mắt và ý nghĩ của con người khi nhìn ngoại cảnh. Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm tả cảnh, tả tình không giống Nguyễn Du. Ớ Nguyễn Du, người đọc nhận ra ngay:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ !
Còn ở hai tác giả của Chinh phụ ngâm thì không như thế. Cảnh thì vẫn là cảnh của tự nhiên, ngàn dâu xanh ngắt chỉ che khuất tầm nhìn càng lúc càng tăng theo nghệ thuật điệp ngữ. "cùng, thấy, xanh, ngàn dâu" là những điệp ngữ đồng nhất, trong đó “cùng” giữ vai trò chính về ý nghĩa. “cùng” ở đây là “cả hai một lúc”, “chinh phu - chinh phụ một lúc” trông lại, chẳng thấy (người, mà chỉ) thấy ngàn dâu. Cùng với những diệp ngữ ấy là thanh trắc của tiếng “ngắt” như xuyên thẳng vào tâm tưởng của người chinh phụ. Cảnh và tình gần như tách bạch. Cảnh thì vẫn thế, vẫn xanh ngắt một màu, còn tình cảm thì giữa chàng và thiếp, sống cảnh cách xa này “ai sầu hơn ai ?". Một câu hỏi tu từ làm sáng thêm tình thương, lòng chung thủy của người chinh phụ.
III. Mười hai câu thơ liền mạch, nhuần nhị ở nghệ thuật gieo vần, tạo nhịp, chọn tiếng để diễn ý có thể gọi là mẫu mực của thể loại song thất lục bát. “Những câu ấy không những tả cảnh li biệt của người chinh phu (người chồng ra trận) - chinh phụ, mà cũng tả cảnh li biệt của tất cả những cặp vợ chồng. Vì đó mà Chinh phụ ngâm khúc đã làm rung động biết bao quả tim thiếu phụ Thời hạn nào cũng có cảnh biệt ly, nhưng càng về sau, tâm trạng của người trong cuộc có khác. Trong thời kháng chiến chống thực dân có biết bao cuộc chia li giữa vợ với chồng. Nhưng sau những phút bịn rịn, những tháng nhđ nhung thì
Qua thời kì cầm cự
Anh có gửi lời về
Cầm thư anh mân mê
Bụng em chừ phấp phới
Mong rằng bài viết Sau phút chia li sẽ giúp các bạn hiểu thêm về tác phẩm !
Copyright © 2021 HOCTAP247