Trang chủ Lớp 7 Soạn văn Lớp 7 SGK Cũ Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích Giải thích câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Giải thích câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Hướng dẫn giải

   Tri thức của loài người là đại dương mênh mông rộng lớn, muốn tiếp thu được khối lượng tri thức khổng lồ ấy không cách gì tốt hơn đó chính là học. Học không chỉ trong sách vở, học tại trường lớp, mà học bằng cách trải nghiệm thực tiễn, đi đây đi đó cũng là cách thức học rất hữu ích. Cũng bởi vậy mà ông cha ta có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

   Câu tục ngữ được chia làm hai vế đăng đối, nhịp nhàng. Trước hết, nghĩa đen của câu tục ngữ này có nghĩa là: một ngày đàng, tức là đi xa, đến một địa phương, một làng khác so với nơi mình ở; một sàng khôn tức là học hỏi được những điều mới lạ, những kinh nghiệm hoặc tri thức mới mà địa phương đó mang lại. Nhưng mỗi câu tục ngữ luôn đúc kết kinh nghiệm của ông cha, bởi vậy, nó còn hàm chứa những bài học sâu sắc, có ý nghĩa khái quát. Nội dung của câu tục ngữ đã khái quát một chân lí mang tính quy luật: đi đây đi đó, ra khỏi trốn ao làng đến với thế giới mới chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều: kiến thức mới, văn hóa mới, cách ứng xử, giao tiếp,… và chính những điều học hỏi được sẽ giúp ta trưởng thành hơn. Nếu chỉ biết quanh quẩn nơi mình được sinh ra thì chẳng khác nào “ếch ngồi đáy giếng” hiểu biết nông cạn, hạn hẹp, tự làm cho bản thân nhỏ bé, kém cỏi. Bởi vậy, câu tục ngữ cũng là một lời khuyên chân thành khuyên mỗi người nên ra thế giới bên ngoài để mở rộng tầm hiểu biết, trau dồi kiến thức cho bản thân.

   Câu tục ngữ quả là một chân lí, chỉ khi đi vào thực tế cuộc sống thì ta mới thực sự hiểu biết và mới thực sự “khôn”. Thực tế đã cho thấy rằng, trường học vĩ đại nhất chính là cuộc đời. Có thể kể đến biết bao người bằng những trải nghiệm thực tế mà họ đã đạt được đến thành công như: Ru-xô, Ê-di-son, … tấm gương rõ nhất chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Người không chỉ có lòng ham học, sự thông minh mà bằng vốn trải nghiệm nhiều nơi, nhiều đất nước đã giúp Bác hấp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, sàng lọc và tìm được con đường cứu nước đúng đắn nhất cho dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Bác, nhân dân ta đã thoát khỏi ách nô lệ, trở thành quốc gia độc lập, tự do. Trong cuộc sống hiện nay, việc “đi một ngày đàng” lại càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn nữa. Quá trình hội nhập, đòi hỏi con người phải liên tục cập nhật tri thức mới, tiếp thu tinh hoa của nhân loại nếu không đi thực tế trải nghiệm chúng ta khó có thể tiếp thu được lượng tri thức khổng lồ đó.

   Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, trước hết chúng ta cần chăm chỉ học tập, nhuần nhuyễn các kiến thức thầy cô giảng dạy. Bên cạnh đó cần chủ động tìm kiếm thêm những tri thức mới để làm giàu thêm kho tàng tri thức cho bản thân. Đây chính là hành trang vững chắc để sau này chúng ta tự tin bước vào cuộc sống.

   Câu tục ngữ cho đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị sâu sắc của nó, đây là lời khuyên quý báu mà cha ông truyền lại cho con cháu. Học tập là một hành trình dài, đầy gian nan và vất vả, bởi vậy chúng ta phải có phương pháp học tập đúng đắn. Biết kết hợp kiến thức sách vở khi học ở trường và trau dồi tri thức, kinh nghiệm trong thực tiễn cuộc sống.

Các bài viết tập làm văn số 6 khác:

Giải thích câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”

Giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"

Giải thích câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Đề 1: Mùa xuân là Tết trồng cây ... (bài 1)

Đề 1: Mùa xuân là Tết trồng cây ... (bài 2)

Đề 2: Nhiễu điều phủ lấy giá gương ... (bài 1)

Đề 2: Nhiễu điều phủ lấy giá gương ... (bài 2)

Đề 2: Nhiễu điều phủ lấy giá gương ... (bài 3)

Đề 2: Nhiễu điều phủ lấy giá gương ... (bài 4)

Đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa của câu ... (bài 1)

Đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa của câu ... (bài 2)

Đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa của câu ... (bài 3)

Đề 4: Dân gian có câu: Lời nói ... (bài 1)

Đề 4: Dân gian có câu: Lời nói ... (bài 2)

Đề 4: Dân gian có câu: Lời nói ... (bài 3)

Đề 5: Em hãy giải thích nội dung ... (bài 1)

Đề 5: Em hãy giải thích nội dung ... (bài 2)

Đề 5: Em hãy giải thích nội dung ... (bài 3)

Đề 5: Em hãy giải thích nội dung ... (bài 4)

Đề 5: Em hãy giải thích nội dung ... (bài 5)

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 7 theo từng phần:

Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 7Những bài văn hay đạt điểm cao lớp 7.

Copyright © 2021 HOCTAP247