Trang chủ Lớp 8 Soạn văn Lớp 8 SGK Cũ Tức nước vỡ bờ Em hãy giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ lớp 8

Em hãy giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ lớp 8

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Em hãy giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ lớp 8

Bài viết hôm nay cùng học vui xin giới thiệu với các bạn về cách giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ nghĩa đen nghĩa bóng. Hy vọng những kiến thức chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích bạn trong quá trình tìm hiểu tác phẩm!

I. Giới thiệu tác phẩm

“Tắt đèn” là một tác phẩm xuất sắc của văn học thời đương đại được soạn thảo bởi  nhà văn kiệt xuất Ngô Tất Tố về tình hình xã hội Việt Nam - xã hội bao cấp đàn áp người dân, về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Mổi bật lên ở  tác phẩm “Tắt đèn” ta thấyđó là một hình ảnh vô cùng đẹp của người phụ nữ nông dân cũng như về người phụ nữ Việt Nam. Đó là nhân vật chị Dậu - người phụ nữ yêu thương gia đình sẵn sàng bị tất cả để bảo vệ tổ ấm với nhiều phẩm chất đáng quý.

Thông qua những lời đối thoại và xung đột giữa chị Dậu với cai lệ và nhà lí trưởng, tác giả đã cho thấy bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ người nhân danh “nhà nước”, đại diện cho “phép nước” để hà hiếp, đánh đập những người dân lương thiện. Đoạn trích cũng đồng thời cho người đọc cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân (giàu tình thương và tiềm tàng sức mạnh phản kháng).

Nghệ thuật xây dựng tình huống tạo ra độ căng để bộc lộ bản chất đích thực của mỗi nhân vật, nghệ thuật khắc họa tính cách rất sinh động của Ngô Tất Tố (đặc biệt là qua việc miêu tả hành động và lời nói của nhân vật).

II. Giải thích nhan đề tác phẩm Tức nước vỡ bờ

- "Tức nước" thì hiển nhiên sẽ "vỡ bờ", trong tình hình bị dồn đến đường cùng thì người dân học sẽ không chịu khuất phục trước bọn tay sai đàn áp, khi nó đã đạt đến giới hạn vi phạm, đụng chạm và làm tổn thương những người thân thương của mình thì chị dậu đã mạnh mẽ đứng lên chống chả  quyết liệt.

- Thể hiện sức mạnh phản kháng của chị Dậu qua sự miêu tả như trên của Ngô Tất Tố là xuất phát từ tình yêu thương chồng. Khi chị nói “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...” thì chị đã đứng ở thân phận, địa vị bị “làm tình làm tội” của anh Dậu để mà phản kháng. Người đàn bà này rất mực yêu chồng. Chị như quên mình để sống với những oan ức, khổ nạn của chồng.

- Trong câu nói của chị Dậu, tình yêu thương và sức mạnh phản kháng như nhập làm một. Ta chỉ có thể cắt nghĩa thấu đáo về sức mạnh phản kháng của chị Dậu khi gắn nó với tình yêu thương chồng hết mực của chị.

- Cho thấy sự yêu thương rất mực mà chị Dậu dành cho chồng. Chị quan tâm đến sự nhục mệt của chồng, chị nhẹ nhàng khi chăm sóc chồng: “rón rén” bưng cháo lại cho chồng.Sự an phận và chừng mực của anh Dậu có giá trị làm nổi bật sự quả quyết, sức mạnh phản kháng của chị Dậu. Trong khi anh Dậu nhắc nhở, can ngăn vợ: “U nó không được thế!” thì chị Dậu rất dứt khoát: “tôi không chịu được”.

Trên đây là toàn bộ kiến thức chúng tôi muốn chia sẻ  về cách giải thích nhan đề Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, cùng học vui chúc các bạn đạt được điểm số cao!

Copyright © 2021 HOCTAP247