Tức nước vỡ bờ là một đoạn trích đặc sắc trong tác phẩm “Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố. Đoạn trích tái hiện và phản ánh sâu sắc sự bất công và tàn bạo của chế độ phong kiến xưa đè áp lên vai những người nông dân. Cùng đóng vai bà lão hàng xóm kể lại câu chuyện tức nước vỡ bờ để tái hiện đoạn trích này nhé.
Vào vai bà lão kể lại đoạn trích tức nước vỡ bờ
Đời người sẽ chứng kiến cả ngàn câu chuyện, nhưng số ít trong đó sẽ là những ký ức không thể nào quên được. Xuất thân từ một làng quê nghèo ở Đông Xá, cả đời tôi đã từng chứng kiến bao tàn bạo của một giai cấp cũ kỹ và lạc hậu này. Đời tôi đã khổ, nhưng có những người còn khổ hơn tôi rất nhiều. Như chị Dậu hàng xóm bên cạnh nhà tôi vậy. Tôi đã từng chứng kiến cảnh cả gia đình ấy lao đao, khốn đốn chỉ vì những đồng thuế sưu vô lý ở đâu đè lên họ.
Xem thêm:
Phân tích giá trị nhân đạo của đoạn trích tức nước vỡ bờ
Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích
Nhà chị Dậu tuy nghèo khó nhưng anh chị lại hiền lành, chất phát, chẳng bao giờ làm mất lòng ai bao giờ. Thỉnh thoảng nhà có dư chút dầu, chút gạo, tôi cũng mang sang cho anh chị. Đành rằng tôi cũng khổ, ấy thế anh chị khổ hơn, giúp được bao nhiêu thì giúp. Mất mùa đói kém liên miên, chị Dậu vẫn phải bán hết cả gánh khoai, bán luôn cả đàn chó con để chạy tiền nộp thuế. Đến vậy mà vẫn chưa đủ tiền để nộp sưu cho chồng.
Chứng kiến cảnh Anh Dậu nợ thuế sưu liền bị bọn tay sai xông đến đánh trói. Chị Dậu không đành phải đem cái Tí - đứa con gái đầu lòng 7 tuổi. Nhưng cái vận đen cứ đeo đuổi gia đình nhỏ này. Chị còn buộc phải nộp thuế sưu cho người em chồng đã mất từ năm trước! Thật đúng là tiệt đường sống của người ta mà.
Xem thêm:
Tóm tắt tác phẩm tắt đèn- Ngô Tất Tố
Ý nghĩa nhan đề tức nước vỡ bờ
Anh Dậu khi về đến nhà như một cái xác không hồn, người xanh như tàu lá. Thương cảm cho hoàn cảnh ấy, tôi mang sang cho chị Dậu một bát gạo để chị nấu cháo ăn lót dạ qua ngày. Tôi cẩn thận hỏi thăm tình hình của anh Dậu:
- Bác trai nhà đã khá hơn rồi chứ?
Chị Dậu không thể giấu đi dáng mệt mỏi, bần thần trả lời:
- Cảm ơn cụ. Nhà cháu đã tỉnh táo như thường.
Sự thương cảm cùng nỗi xót xa dâng lên, có quá nhiều chuyện kinh khủng xảy ra cùng một lúc như vậy, cơ thể gầy gò của chị Dậu phải kiên cường lắm để không sụp đổ. Tôi liền nhắn nhủ bảo chị cùng bác nhà trốn đi đâu đó thì trốn. Chị cũng dạ vâng nhưng rồi vẫn chần chừ vì muốn cho anh Dậu ăn một chút cháo lót dạ. Không biết liệu gia đình chị có vượt qua được bể khổ lần này không? Liệu bọn chúng có chịu tha cho anh Dậu không? Liệu chuyện tồi tệ gì có thể xảy ra nữa? Tôi mang theo bao lo lắng về nhà.
Kể lại đoạn trích tức nước vỡ bờ qua lời kể của bà lão hàng xóm
Vừa về đến nhà có một chốc, chẳng được bao lâu tôi bỗng nghe thấy tiếng ồn ào ngoài ngõ. Cái giọng hách dịch này nghe thoáng qua đã biết là tiếng của bọn cai lệ cậy quyền và người nhà lí trưởng kéo nhau đi đòi sưu thuế. Dáng vẻ chúng hùng hổ, đăm đăm đầy dữ tợn. Kẻ nào cũng kè kè trên tay nào là những roi song, tay thước và dây thừng. Bao vũ khí đó cũng chỉ để đi bắt một người gầy gò như anh Dậu. Có lẽ lần này chúng quyết đòi cho bằng được số tiền thuế vô lý kia rồi.
Mang theo thái độ lồi lõm và hung hăng, chúng ra sức gào thét tỏ vẻ uy quyền. Tôi nghe thấy mà xót cả ruột cả gan. Chúng đòi trói anh Dậu lại bằng được. Mặc kệ cho chị van nài, khóc lóc, mạc cho chị quỳ lạy xin khất thuế thêm lần nữa. Một khắc không chịu nổi, chị cự lại:
- Chồng tôi đau ốm! Ông không được phép hành hạ!
Thế mà chúng vẫn chẳng thèm nghe, vẫn tiếp tục đánh đập hành hạ chồng chị. Tức nước vỡ bờ, chị Dậu đã vùng lên, nhảy vào giằng co với chúng quyết liệt. Chị Dậu quật ngã được tên cai lệ một cách dễ dàng. Tôi trong một khoảnh khắc liền cảm thấy hả dạ. Thật là đáng đời cho lũ cậy quyền kia. Nhưng trong lòng không khỏi lo lắng cho chị Dậu. Xa xa văng vẳng lại tiếng la hét của chúng rằng sẽ tống anh chị vào tù. Sau chuyện này rồi gia đình chị sẽ khó sống lắm. Tôi buông một tiếng thở dài bất lực.
Xem thêm;
Giá trị nhân đạo trong tức nước vỡ bờ
Thuyết minh về tác phẩm tức nước vỡ bờ
Người nông dân chúng tôi dưới hàng ngàn lớp cai trị vô lý, khi bị dồn vào mức đường cùng thì chắc chắn sẽ đứng lên đấu tranh. Đến khi nào xã hội đầy bất công này mới thay đổi, đến bao giờ người nông dân mới được sống tự do? Sẽ có bao nhiêu cảnh đau thương như thế này diễn ra nữa. Hàng ngàn câu hỏi hiện ra trong đầu nhưng chẳng có câu trả lời, chỉ có một màn đêm vô tận trước mắt tôi.
Copyright © 2021 HOCTAP247