Trang chủ Lớp 8 Soạn văn Lớp 8 SGK Cũ Tức nước vỡ bờ Soạn văn ngắn gọn bài Tức nước vỡ bờ

Soạn văn ngắn gọn bài Tức nước vỡ bờ

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

 Tắt đèn là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Ngô Tất Tố, tác phẩm không chỉ mang giá trị hiện thực mà còn mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Hãy .com tìm hiểu bài Tức nước vỡ bờ qua bài viết dưới đây

Tức nước vỡ bờ

1.    Tác giả
Nhà văn Ngô Tất Tố (1893-1954) quê ở làng Lộc Hà (nay thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội). Ngô Tất Tố làm nhiều nghề: dạy học, bốc thuốc, làm báo, viết văn. Ông từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam (trong Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ I - 1948).
Nhà văn đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về ván học nghệ thuật (năm 1996).
Đoạn Tức nước vỡ bờ trích từ chương XVIII của tác phẩm Tắt đèn - tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà ván Ngô Tất Tố.

Soạn bài tức nước vỡ bờ

2.    Nhân vật chị Dậu
-    Chị Dậu đồ phải bán đàn chó, gánh khoai, bán cả cái Tí để gom tiền nộp sưu nhưng vẫn chưa đủ bởi chị còn phải nộp cả suất sưu cho chú Hợi (người em chồng đã mất mà chưa báo tử được) nữa.
-    Anh Dậu vừa về, “đang ốm đau rề rề” mà chưa kịp ăn chút gì. Bọn lính đến thúc sưu, chắc chắn chúng không để cho anh Dậu được yên.
-> Yêu cầu của hoàn cảnh đặt ra cho chị Dậu lúc này là phải làm sao để bảo vệ được chồng.
-    Ban đầu ra sức van xin bon tay sai, gọi chúng là “ông” xưng “cháu”

-    Đến khi tên cai lệ không thềm nghe chị đến nửa lời và còn đánh lại chị, rồi cú xông đến định làm tội làm tình anh Dậu, thì có vẻ như chi Dậu không thể nào chịu đựng được nữa, đành liều mạng vừng lẽn cự lại. Lúc này, chị xưng “tôi” gọi “ông” “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”.

-    Tên cai lệ không còn chút tình người tiếp tục xông vào anh Dậu, đánh chị Dậu chị đă vụt đứng lèn với một niềm căm phần ngùn ngụt Chị Dậu nghiến hai hàm răng. - Mày trói ngay chồng bà di, bà cho mày xem”, rồi bằng sức của một người đàn bà lực điền, chị ấn dúi tên cai lệ ra cửa và lẳng anh chàng hầu cận ông lí ngã nhào ra thềm.
-> Hành động vùng lên của chị Dậu là hợp lí, phù hợp với sự phát triển tính cách của nhân vật: chị Dậu là người có một súc sống mạnh mẽ, là người vợ giàu lòng thương yêu và giàu đức hi sinh. Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ

3.    Nhân vật cai lệ và người nhà lí trưởng
* Cai lệ là tên cai chỉ huy một tốp lính phục vụ hầu hạ nơi quan nha, chúng hung dữ và sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay, không hề bị ngăn cản vì hắn đại diện cho “nhà nước”, nhân danh “phép nước, lệnh quan” để hành động -> chúng là hiện thân đầy đủ và tàn bạo nhất của cái “nhà nước” bấy giờ.
-    Cừ chỉ và hành động của tên cai lệ: sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thùng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, tát vào mặt chị Dậu đánh bốp,...

-    Ngôn ngữ của tên cai lệ: quát, thét, hằm hề,... giống như một con thú dữ.
-> Tên cai lệ tuy chỉ xuất hiện trong một đoạn văn ngắn nhưng hắn đã được Ngô Tất Tố khắc hoạ rất sinh động, nổi bật và rất điển hình. Sự hung bạo của hắn thống nhất trong từng cử chỉ, hàng động và lời nói.

4.    Nghệ thuật đoạn trích
-    Khắc hoạ nhân vật rõ nét, nhất là hai nhân vật: cai lệ và chị Dậu. Miêu tả sắc sảo từ ngoại hình đến lời nói, hành động, tâm lí,...
-    Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động, nhất là tả hành động.
-    Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả và ngôn ngữ của nhân vật khá đặc sắc. Đó là vốn ngôn ngữ rất phong phú được nhà văn khai thác ngay trong đời sống hàng ngày. Lời nói bình dị, sinh động, đậm đà hơi thở của cuộc sống hàng ngày.
 

 

Mong rằng bài viết trên của .com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!

Copyright © 2021 HOCTAP247