Đề bài: Phân tích bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh.
Ai trong đời cũng có một mảnh đất chôn nhau cắt rốn. Dù như con chim non sớm lạc bay hay cánh đại bàng đã vút bay lên, hỏi ai mà không một lần tưởng nhớ về nơi ấy? Nhiều nhà thơ đã sáng tác về quê hương, nhưng bài thơ của Tế Hanh thực sự là một bài thơ cảm động.
Bài thơ này được tác giả viết năm 1938, khi 17 tuổi, phải xa quê vào Huế học tập. Bài thơ là nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết cùng những người dân thân thiết và bình dị! Bài thơ đau đáu, rưng rưng như một tiếng gọi mẹ âm thầm.
Mở đầu bài thơ là những hồi ức thật trong sáng hồn nhiên:
Quê ông như một cù lao nổi giữa bốn bề sông nước. Dân làng ông gắn chặt đời mình với biển cả thiên nhiên đầy dữ dội. Đây là một làng nghèo giống như bao làng biển khác, nhưng khi xa rồi, nỗi nhớ đến quặn lòng:
Qua đoạn thơ này, tác giả đã sử dụng những sắc màu thật tươi thắm để phác họa một bức tranh quê vui tươi mộc mạc: bầu trời trong vắt, nắng hồng, gió nhẹ. Những chàng trai lực lưỡng trẻ trung giong thuyền ra khơi như chàng Gióng cưỡi ngựa ra trận mạc. Những từ thật đắt được sử dụng cùng âm điệu, liên liên tiếp nhau: "hăng, phăng, giang, làng..." tạo thành một âm thanh ngân nga mênh mông .. .giữa biển rộng trời cao. Một cảnh lao động vừa yên bình, lại vừa mạnh mẽ biết bao! Hình như ở đó ẩn chứa bao niềm kiêu hãnh và tự hào về quê hương thân yêu:
Vâng, mảnh hồn làng nghe khiêm tốn bao nhiêu, thì cái khả năng "thu góp gió" của làng chài ấy lại lớn lao kì vĩ bấy nhiêu. Hình ảnh cánh buồm là một hình ảnh hữu hình, được đem ví với một "mảnh hồn làng" vừa thiêng liêng, lại vừa trừu tựợng. ở đây, tác giả không nói đến một vị thần "hoàng làng" hay một cá nhân nào, chỉ duy nhất một danh từ độc đáo được nhắc đến là: "mảnh hồn làng" nghe thật lạ lùng, trữ tình, tha thiết và thiêng liêng biết bao! Cánh buồm từ một vật vô tri đã được biến thành một vật thể mới, có tâm hồn riêng, có sức sống riêng, và là sức sống của cả một làng quê hun đúc lại!
Cảnh ra khơi lãng mạn như một bửc tranh thắm sắc, như một bài thơ đượm màu lãng mạn, thì cảnh đoàn thuyền trở về lại ồn ào một không khí ấm no:
Có lẽ hình ảnh này là niềm ước mong của toàn dân chài. Người ra biển và người đón thuyền đều chỉ có một ước mong: "nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe" Hỏi có niềm vui nào hơn là biển êm, sóng lặng không có phong ba bão tố, không có hiểm nguy giữa trùng dương. Với cánh buồm mong manh chẳng chút tối tân, dân chài đã phó mặc tất cả sinh mệnh mình cho đại dương suốt mấy ngày đi biển. Cái kết quả sau cùng thật bí ẩn, thật quyết định cho hạnh phúc của làng chài: cá đầy ắp khoang thuyền!
Chẳng còn sự sung sướng nào hơn, tác giả thốt lên một câu thơ, như thay mặt cả làng, cảm tạ ơn trời đất, như tiêng reo mừng của người em nhỏ, người vợ hiền:
Cũng trong niềm vui đoàn tụ ấy, nhà thơ đã thật sự xúc động trước vẻ đẹp của những chàng trai quanh năm vật lộn với phong ba bão tố:
Và chiếc thuyền thân yêu cũng như một chiến binh mệt mỏi sau một trận chiến hào hùng với nhiều công trạng:
Tế Hanh tả tâm trạng của "chiếc thuyền" mà sao ta cứ ngỡ như tác giả tả một chú ngựa ngoan cường dũng mãnh? Câu thơ như một bàn tay vuốt ve chú ngựa, vuốt ve con thuyền với tấm lòng trìu mến, ánh mắt biết ơn.
Cảm xúc chưa hết dạo dào yêu thương trong đoạn trên, tác giả lại cho chúng ta một cảm giác nhung nhớ xót xa vì xa xôi cách trở.
Nỗi nhớ trong lòng tác giả chẳng diễn đạt bằng những từ lớn lao, mà chỉ bằng một cảm xúc giản dị:
"Cái mùi nồng mặn" ấy nghe thật là chân quê, nhưng đó là những từ chân thành nhất, chính xác nhất nếu ai đã từng ngửi mùi cá tươi trên biển, mùi muối đang khô. Đó là tất cả cảm xúc yêu quê hương của một tâm hồn thơ lúc mười bảy tuổi. Một tài năng thơ đã sớm phát tiết và lưu lại cho chúng ta một bài thơ dạt dào cảm xúc về một vùng quê biển bình yên. Có lẽ khi tha hương, ai nhớ về quê hương, cũng nhớ những phút giây bình yên nơi đó, đề mà thương yêu, để mà nuối tiếc. Có phải thế không?
Copyright © 2021 HOCTAP247