Nếu như chúng ta đã biết đến những vần thơ quê hương của Giang Nam "Quê hương là con diều biết/ Tuổi thơ con thả trên đồng" thì chúng ta cũng biết đến bài thơ Quê hương của Tế hanh. Quê hương Tế Hanh là một vùng biển, qua việc miêu tả giới thiệu miền quê ấy Tế Hanh thể hiện lòng yêu thương trân trọng nơi chôn rau cắt rốn của mình.
1. Tác gả
Nhà thơ Tế Hanh (tên khai sinh là Trần Tế Hanh), sinh năm 1921 tại xã Bình Dương huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; hiện ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Ồng xuất bản nhiều tập thơ và cũng đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Hội nhà văn Việt Nam. Tế Hanh được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật năm 1996.
2. Hình ảnh nổi bật trong bài thơ của Tế Hanh là đời sống sinh hoạt của những người dân vùng biển. Nhà thơ tập trung bất lực vào việc khắc hoạ hình ảnh nhửng cánh buồm, thuyền và người dân làng chài.
3. Hình ảnh những con thuyền và những cánh buồm ra khơi
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mà
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Những con thuyền rẽ sóng bỗng băng và lời thơ cũng theo đó mà bay bổng trong không gian vô cùng rộng rãi, khoáng đạt. Mọi hình ảnh đều được nâng lên đến mức biểu tuợng. Chiếc thuyền thì “hăng như con tấu mã”, một từ “phăng” thật mạnh mẽ, dứt khoảt đi đưa con thuyền “mạnh mẽ vượt trường giang”. Đặc sắc nhất là hình ảnh những anh buồm:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Cánh buồm vô tri đã được người thi sĩ thổi vào một tâm hồn. Đó chính là cái hồn thiêng làng (trong tâm khảm nhà thơ) cùa ngôi làng ấy. Đặc biệt, với một người xa quê, Cánh buồm còn “như mảnh hồn làng”, nó đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho quê hương bởi dáng vẻ vô cùng mạnh mẽ và khoáng đạt. Nhà thơ đã lấy cái đặc trưng nhất (cánh buồm) để mà gợi ra bao ước mơ khao khát về một cuốc sống no ấm, đủ đầy. Câu thơ sau thậm chí còn “có hồn” hơn. Thuyền không phải tự ra khơi mà đang “rướn” mình ra biển cả.
4. Hình ảnh những người dân vùng chài
Bên trên là cảnh rè sóng vượt trùng dương thì đến đây là cảnh nghỉ ngơi. Cái tình đi liền ngay sau cái động nhưng không tách biệt hoàn toàn.
Dân chài lưới làn da ngăm rúm nắng,
Cả thân hỉnh nồng thở vị xa xăm.
Hai câu thơ là một bức tranh phác thảo về hình ảnh dân chài Đó là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da “ngăm rám” lại, trong cả “hơi thở” của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển. Hai câu thơ không phải chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà còn là sự căm phận bằng cả tâm hồn sâu sắc với quê hương.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thắm dần trong thớ vỏ.
Chiếc thuyền đã trở về nghỉ ngơi trên bến nhưng vẫn “nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Từ “chất muối” cho đến hơi thờ “vị xa xăm” đều gợi đến biển cả, đến những chuyển động vượt qua muôn ngàn sóng gió. Đó chính là khát vọng chinh phục đại dương rất mãnh liệt, đã ngấm sâu trong huyết quản của những người dân làng chài, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
5. Nghệ thuật
- Sáng tạo các hình ảnh thơ dựa trên các phép tu từ nhân hoá, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đầy tinh tế.
- Kết hợp phương thức miêu tả và biểu cảm.
6. Liên hệ, so sánh
Có thể liên hệ những câu thơ cùng đề tài, chủ đề với bài thơ như sau:
- Anh đi đâu, anh về đâu
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...
(Qua đò - Nguyễn Bính)
- Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
(Quê hương - Giang Nam)
- Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chi một mẹ thôi
(Quê hương - Đổ Trung Quân)
Mong rằng bài viết trên của .com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích!
Copyright © 2021 HOCTAP247