soạn bài Quê hương- soạn văn 8

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1. Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi (từ câu 3 đến câu 8) và cảnh đón thuyền về bến (8 câu tiếp theo). Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật đáng chú ý?

   - Cảnh dân chài bươi tuyền ra khơi

                    Khi trời trong gió nhẹ sớ mai hồng

                        ....

                   Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..

   Câu đầu của đoạn này nói về thời điểm đoàn thuyền bắt đầu ra khơi đánh cá: đó là những buổi sớm mai hồng, thời tiết tôt, trời trong, gió nhẹ. Những hình ảnh của câu thơ như đã hứa hẹn những điều thật đẹp đê, tốt lành. Những người ra khơi đánh cá là những “trai tráng” đang rất sung sức. Hình ảnh con thuyền cũng thật đẹp. Nó nhẹ vì lúc này khoang còn rỗng không. Nó được so ví như con "tuấn mã”. Hình ảnh này và các từ “hăng”, “phăng”, “mạnh mẽ” nói lên sức mạnh và tinh thần hăm hở vượt sóng ra khơi. Cánh buồm lại dược như "mành hồn làng”. Cách so sánh này cũng thật dộc đáo. Cánh buồm là một vật cụ thể, còn “mảnh hồn làng” lại là một điều trừu tượng chỉ có thể cảm nhận được trong tâm tưởng. Cánh buồm như một vật thể tượng trưng cho làng chài. Mỗi người dân làng chài đều thấy yêu mến cánh buồm, thấy tự hào về những cánh buồm, thấy gắn bó cuộc đời mình với những cánh buồm. Cánh buồm trắng được kéo lên và nó cố rướn mình, cố vươn cao, cô' căng mình lên mà thâu góp gió của biển khơi bao la để đủ sức đưa con thuyền ra khơi.

   Cả đoạn thơ này đã thể hiện một khí thế hăng say mạnh mẽ, một niềm vui, một niềm tin vào thành quả tốt đẹp của những chuyến ra khơi. Tất cổ đã như một lời hứa hẹn: sẽ thắng lợi trở về!

   - Cảnh đón thuyền cá về bến:

                                " Ngày hôm saú, ồn ào trên bến đỗ

                                     ..... 

                                Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ."

   Ở hai câu đầu, tác giả đã dùng đảo ngữ “Ôn ào trên bến đỗ” để làm nểi bật lên cảnh tượng dân làng đóng ghe cá trở về. Các từ ồn ào, tấp nập nói được sự đông vui, náo nhiệt và tấm lòng mừng vui, phấn khởi của mọi người.

   Câu “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” là một câu nói quen thuộc thể hiện đời sông tâm linh của người dân miền biển. Người ta thường luôn tin là có Trời, Phật, Thần Biển, Thần Sông và khi Trời chiều người thì làm cho sóng yên biển lặng, cá đánh được nhiều.

   Hình ảnh “những con cá tươi ngon thân bạc trắng” thể hiện niềm vui, niềm tự hào về thành quả lao động

    Hai câu thơ sau cũng thật dẹp: con thuyền như một sinh vật tí hon sau chuyến đi đầy sóng gió trở về, nó đỗ thấm mệt nên nằm nghỉ ngơi trên bến bãi. Nó nàm vậy mà tưởng chừng như nghe từ tiếng ổn ào trên bên và cảm nhận được vị mặn của muối biển cú ngày lại ngấm nhiều hơn vào từng thớ gỗ của mình. Hình ảnh cũng thể hiện rõ sức mạnh của con thuyền. Bản thân nó cũng bị bẽ làm hư hao, bản thân nó cũng gặp phải nhiều nỗi gian nguy nhưng nó vần sẵn sàng tung buồm vượt sóng. Sự cảm nhận của con thuyền chính là sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ.

- Qua những điều đã phân tích trên, ta thấy hình ảnh làng chài đáng yêu vì ở đó có những người dân chài thật mạnh mẽ và dũng cả Cuộc sông của họ đầy .vất vả, hiểm nguy nhưng họ vẫn quyết tâm vượqua sóng gió để dành thắng lợi trở về.

Soạn bài văn 8 dễ dàng hơn với

Câu 2. Phân tích các câu thơ sau:

                         - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

                            Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

                         - Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

                           Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu này có hiệu quả nghệ thuật  như thế nào?

   Ai sinh ra ở vùng duyên hải hẳn chẳng lạ gì những cánh buồm. Thế nhưng những câu thơ của Tế Hanh vẫn có một cái gì đó là lạ và cuốn hút:

                              Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

                               Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

   Cánh buồm vô tri đã được người thi sĩ thổi vào một tâm hồn. Đó chính là cái hồn thiêng liêng (trong tâm khảm nhà thơ) của ngôi làng ấy. Nhà thơ đã lấy cái đặc trưng nhất (những cánh buồm) để mà gợi ra bao ước mơ khao khát về một cuốc sống no ấm, đủ đầy. Câu thơ sau thấm chí còn “có hồn” hơn. Thuyền không phải tự ra khơi mà đang “rướn” mình ra biển cả. Hình ảnh thơ đẹp và thi vị biết bao.

   Hai câu thơ dưới đây lại mang một hương vị khác – hương vị nồng mặn của biển khơi:

                                Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

                               Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

   Hai câu thơ là một bức tranh vẽ phác về hình ảnh dân chài. Đó là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da “ngăm rám” lại, trong cả “hơi thở” của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển. Hai câu thơ không phải chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà nó là sự cảm nhận bằng cả một tâm hồn sâu sắc với quê hương.

Câu 3. Hãy nhận xét về tính cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người quê hương ông.

   Qua lời thơ, ta thấy tình cảm của nhà thơ đối với cảnh vật, con người và cuộc sống quê hương thật sâu sắc, đằm thắm. Dù ở xa quê, tác giả vẫn luôn nhớ về màu nước xanh, màu cá trắng, những cánh buồm màu vôi, những thân hình rắm nắng, những con thuyền hăm hở ra khơi và cái vị mặn nồng của biển cả xa xăm

   Nếu như cánh buồm đã trở thành một mảnh hồn làng thi cảnh làng quê cũng đã trở thành một mảnh hồn trong tâm tưởng của Tế Hanh.

Câu 4. Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật? Theo em, bài thơ được viết theo phương thức miêu tả hay biểu cảm, tự sự hay trữ tình?

   - Những nét đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của bài thơ: Bài thơ là một bức tranh phong cảnh nhiều hình ảnh và màu Bắc:

     Đó là cảnh biển buổi sớm mai rực sắc nắng hồng.

     Đó là cảnh con thuyền giương buồm trắng ra khơi đánh cá.

     Đó là cảnh thuyền về bến, dân lồng tấp nập ra bến đón ghe về.

  Nhiều hình ảnh như được khắc nổi hẳn lên trên cái nền chung ỉà cảnh làng chài ven biển:

                                   Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

                                  Cả thăn hình nồng thở vị xa xăm;.

                                  Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

                                 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỗ.

   Tác giả cồn cảm thấy sự vật cũng có linh hồn, có một cuộc sống riêng:

      - Cánh buồm gỉương to như mảnh hồn làng

        Rướn thận trắng bao la thâu góp gió.

      - Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nầm

   Tác giả đã dùng nghệ thuật miêu tả cho bài thơ này nhưng trong mỗi đường nét, cảnh, vật được miêu tả lại thấm đậm tình cảm mến yêu, thương nhớ của tác giả nên bài thơ cũng rất giàu tính trữ tình.

 

 

Copyright © 2021 HOCTAP247