Đề bài: Cảm nhận đoạn thơ: "Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới... Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"
Bài làm
“Quê hương” là bài thơ đặc sắc nhất của Tế Hanh, in trong tập thơ “Nghẹn ngào”, xuất bản năm 1939, năm đó tác giả 18 tuổi đang học Trung học tại Huế.
Tình thương nhớ quê hương yêu dấu của đứa con xa quê thấm đẫm, dạt dào trên từng dòng thơ. Đây là phần đầu bài thơ “Quê hương”:
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
...
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
Hai câu thơ đầu, tác giả như cất tiếng yêu thương gọi thầm, gợi nhớ nơi chôn nhau cắt rốn của mình:
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”.
Làng chài ở Bình Dương là nơi “tôi ở là quê cha đất tổ thuộc Quảng Ngãi, ven biển miển Trung. Con sông được Tế Hanh nhắc đến là sông Trà Bồng. Cái làng chài thân thương ấy bao bọc sông nước mênh mông. Con đường đi ra biển, con đường làm ăn được đứa con li hương nhẩm tính: “ bao vây cách biển nửa ngày sông”. Chữ “vốn” trong câu thơ đầu biểu lộ niềm tự hào cúa Tế Hanh khi nói về nghề đánh cá, nghề chài lưới là một nghề truyền thống lâu đời của quê hương yêu dấu.
Sáu câu thơ tiếp theo mở ra một thời gian nghệ thuật, một không gian nghệ thuật tuyệt đẹp về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Đó là một rạng đông tráng lệ:
“ Khi trời trong,gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Các tính từ: trong, nhẹ, hồng dùng rất chính xác, đã gợi tả một buổi ra khơi lí tưởng: một ngày đẹp trời, sóng êm biển lặng. Nhịp thơ 3/2/3 như nhịp điệu mái chèo cắt nước cùa đoàn trai tráng đưa con thuyền ra khơi đánh cá.
Những con thuyền nhẹ lướt sóng, hăm hở, hăng hái như đoàn tuấn mã phi nhanh. Sóng nước tung lên như bờm tuấn mã phi nước kiệu. Nghệ thuật so sánh và nhân hóa tả con thuyền lướt sóng ra khơi đã tạo nên một hình ảnh hữu tình, đầy thi vị. Con thuyền mang sức mạnh lao động và khí thế ra khơi của những trai tráng làng chài. Rất hăm hở và lạc quan yêu đời:
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”.
“Hăng” là hăng hái, là hăng say, là hăm hở.
Những mái chèo to và dài như những lưỡi kiếm khổng lồ chém xuống nước, “phăng” xuống mặt sông nước bao la, dồn bao khí thế, bao sức mạnh mẽ cứa dân trai tráng đưa đoàn thuyền “vượt trường giang". Tế Hanh đã chọn được những từ ngữ thật đắt (phăng, mạnh mẽ,vượt) để gợi tả sức mạnh và khí thế ra khơi trong buổi “ sớm mai hồng” ấy:
“ Phăng mái chèo, mạnh vượt trường giang"
Nhà thơ đã sử dụng một cách tài tình các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ và nhân hóa khi nói về cánh buồm của đoàn thuyền ra khơi:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp
Cánh buồm là vật cụ thể nhìn thấy được so sánh với "hồn làng", sự vật trừu tượng chỉ có thể cảm nhận bằng cảm xúc, tâm hồn. "Mảnh hồn làng" là sức mạnh lao động, chinh phục biển, là khát vọng ấm no hạnh phúc của bà con làng chài, của “làng tôi”.
“Rướn” là ưỡn ngực hướng về phía trước, dồn tất cả sức mạnh và khí thế tiến vể phía trước. Cánh buồm trắng dãi dầu mưa nắng, mở rộng bao la như “thâu góp gió”, để đưa con thuyền “rướn”về phía biển. Cánh buồm là một biểu tượng tuyệt đẹp ca ngợi sức sống, sức mạnh và khí thế ra khơi của làng chài.
Đoạn thơ như một trong hồi tưởng tuyệt đẹp về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Cảnh sắc hữu tình nên thơ. Ngôn ngữ thơ chọn lọc, giàu hình tượng. Cảnh bình minh, đoàn trai tráng, con thuyền, mái chèo, cánh buồm, tất cả đã in sâu vào tâm hồn và kí ức cùa đứa con xa quê. Và tất cả những hình ảnh thân thuộc đó đã kết đọng thành hồn vía bài “Quê hương”.
Gần bảy mươi năm trôi qua (1939-2007), những vần thơ của Tế Hanh vẫn làm xúc động mỗi chúng ta. Tế Hanh đã gửi bao tình sâu nghĩa nặng vào “Quê hương” yêu dấu.
Copyright © 2021 HOCTAP247