Với bài Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2, xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Chiếu dời đô đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!
Văn bản được chia làm 2 phần:
Phần 1: Từ đầu.... không thể không dời đổi
Nội dung: Một số triều đại dựa theo tình hình đất nước mà dời đô đã làm cho đất nước hưng thịnh, thế mà hai nhà Đinh – Lê cứ theo ý muốn của mình làm cho vận nước ngắn ngủi.
Phần 2: Còn lại
Nội dung: Thành Đại La với những điều kiện thuận lợi của mình xứng đáng được chọn làm kinh đô của đất nước.
Xem thêm Hoàn cảnh sáng tác Chiếu dời đô
Dàn ý Phân tích Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn
Các bài văn phân tích Chiếu dời đô
Ở ngay phần đầu bài Chiếu, vua Lí Công Uẩn đã đưa ra chứng cứ trong lịch sử rằng những vị vua khác ở Trung Quốc đã từng nhiều lần rời đô.
- Sự viện dẫn này nhằm mục đích khẳng định dời đô là một việc đã từng có người làm chứ không phải lần đầu tiên. Mặt khác, những triều đại Trung Quốc dời đô là thuận theo ý trời mà lại hợp với lòng dân.
- Không những thế, Lí Công Uẩn còn cho biết kết quả sau những lần dời đô của các triều đại Trung Quốc là mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu sau này. Sự viện dẫn này sẽ là cơ sở cho ý kiến dời đô được Lí Công Uẩn đưa ra ở những đoạn sau.
Sự viện dẫn đó nhằm mục đích:
- Khẳng định đây là việc đã từng có người làm
- Dời đô là thuận theo mệnh trời
- Những cuộc dời đô đó đã đem lại kết quả tốt
Theo Lí Công Uẩn, kinh đô cũ ở vùng núi Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê là không còn thích hợp, bởi vì hai nhà Đinh, Lê này đã làm theo ý riêng của mình, khinh thường mệnh trời, nhất quyết không theo dấu cũ của Thương, Chu, chính điều này đã dẫn đến hậu quả là “khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi”.
Tuy nhiên, nếu xét trên thực tế, hai triều đại Đinh, Lê vì thế lực còn yếu nên phải chọn nơi vùng núi đá vôi hiểm trở ở Ninh Bình để đóng đô, từ đó có thể dễ bề chống lại sự xâm lược của các thế lực phương Bắc.
Theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi để có thể chọn làm nơi đóng đô là:
- Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương.
- Ở nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi => địa thế rất đẹp trong thuật phong thủy
- Đại La có những ưu điểm là rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, thoáng đãng => dân sẽ không phải chịu ngập lụt, muôn vật phong phú, tốt tươi.
=> Đại La hội tụ đầy đủ các yếu tố về vị trí cũng như lợi ích để phát triển đất nước phồn thịnh
Tính đúng đắn cả về lí và tình của bài Chiếu dời đô:
- Về lí:
+ Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng là sử sách làm tiền đề để khẳng định việc dời đô là hoàn toàn hợp lý, thuận với lẽ trời.
+ Đưa ra những lập luận đầy sức thuyết phục về địa thế thuận lợi của thành Đại La.
- Về tình:
+ Những lời đối thoại, trao đổi như “Trẫm rất đau xót về việc đó”, hay câu cuối bài chiếu “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” không phải là mệnh lệnh của vua ban mà là một câu hỏi mang tính chất đối thoại => Tạo sự gần gũi giữa nhà vua và dân chúng, thể hiện tinh thần dân chủ và tăng thêm sức thuyết phục của bài chiếu.
Chiếu dời đô phản ánh sức mạnh và ý thức độc lập của Đại Việt bởi vì nó khẳng định rằng nước ta sánh ngang với các nước phương Bắc, ta có tính toán cho sự phòng thủ, bảo vệ đất nước trước kẻ thù xâm lược. Đại La còn là trung tâm của trời đất, điều kiện này sẽ giúp cho đất nước phát triển mạnh mẽ. Mặt khác, việc đóng đô ở Đại La cũng là thuận theo nguyện vọng của nhân dân muốn thu giang san về một mối và nguyện vọng xây dựng đất nước độc lập, tự cường.
Thông qua phần Soạn bài Chiếu dời đô, hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích để các bạn học sinh trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Chúc các bạn học tốt!
Copyright © 2021 HOCTAP247