Trang chủ Lớp 8 Soạn văn Lớp 8 SGK Cũ Chiếu dời đô Phân tích chiếu dời đô: tại sao chuyển Kinh đô từ Hoa Lư và Đại La

Phân tích chiếu dời đô: tại sao chuyển Kinh đô từ Hoa Lư và Đại La

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Phân tích chiếu dời đô: Tại sao Lý Công Uẩn lại chuyển Kinh đô từ Hoa Lư và Đại La

     Thủ đô Hà Nội khi xưa từng được biết đến với cái tên Đại La hay Thăng Long. Đây là thành tựu to lớn và quyết định đúng đắn của Lý Thái Tổ khi chuyển kinh đô từ Hoa Lư(Ninh Bình) sang Đại La. Để làm được việc này chắc chắn không phải là chuyện một sớm một chiều, hay vô ý tùy hứng mà phải dựa và rất nhiều quan sát, so sánh, kinh nghiệm và cả ý trời. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn qua phần phân tích chiếu dời đô.

Phân tích chiếu dời đô- CungHocVui

Phân tích tác phẩm chiếu dời đô

Phần 1 phân tích chiếu dời đô: Giới thiệu tác giả, tác phẩm 

     Lý Công Uẩn(974-1028) quê ở châu cổ Pháp, lộ Bắc Giang, đã làm đến chức quan Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ dưới triều Tiền Lê.  Sau này khi vua Lê mất, ông được triều thần tôn lên làm vua, hiệu là Thuận Thiên, xưng lí Thái Tổ. Năm Canh Tuất(1010), ông ra quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La.

     Nguyên nhân là do khi thuyền nhà vua đến chân thành thì thấy có rồng vàng bay lên, tức là xuất hiện điềm lành và cũng vì vậy đổi tên Đại La thành Thăng Long. Vì vậy mà tác phẩm chiếu dời đô được ra đời. 

     Chiếc được biết đến như một loại văn bản cổ, thường được dùng bởi vua chúa để ra một quyết định hoặc mệnh lệnh cho dân chúng biết. Nội dung của chiếu thường có những ảnh hưởng to lớn đến vận mệnh của đất nước và chiều đại. Mang đủ các đặc tính trên, nhưng chiếu dời đô phần nào hòa hợp được với tính chất tâm linh, ngôn ngữ vừa là hành chính lại vừa là đối thoại. 

     Tác phẩm thể hiện khát vọng về một đất được độc lập, tự do, tự cường và lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Nó mang một sức thuyết phục mạnh mẽ vì vừa hợp tình lại vừa hợp lý, thuận cả ý trời và thuận của lòng người. 

Xem thêm:

Chứng minh chiếu dời đô có sự thuyết phục giữa lý và tình

Bài dựa vào chiếu dời đô và hịch tướng sĩ nêu vai trò của người lãnh đạo

     Bài chiếu được Lý Công Uẩn chia thành ba phần: Phần đầu nêu những dẫn chứng trong sử sách để làm cơ sở dời đô. Phần hai phân tích những khuyết điểm của kinh đô cũ khiến nó không còn phù hợp với sự mở mang và phát triển của đất nước nên việc dời đô là cần thiết. Cuối cùng là tổng hợp những ý khẳng định Đại La là nơi hội tụ đủ điều kiện thuận lợi để chọn làm kinh đô mới.

Phần 2: Những dẫn chứng từ lịch sử về việc quyết định dời đô

     Có lẽ biết một điều rằng khi quyết định dời đô, chắc hẳn dân chúng hay quan lại đều có không ít những băn khoăn. Vì vậy những dẫn chứng từ lịch sử đã được tác giả sử dụng để củng cố lí lẽ và tăng tính thuyết phục, chúng khẳng định rằng đây là việc làm thường xuyên xảy ra trong các triều đại phong kiến các nước  trước đây. 

Phân tích chiếu dời đô- CungHocVui

Dẫn chứng lịch sử cho việc dời đô

     Các vị vua anh minh trước kia chắc chắn rằng sẽ không tự dưng chuyển dời kinh thành. Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô.

     Đô phải ở nơi có thể mưu toan nghiệp lớn, đủ trung tâm để có thể tính kế muôn đời cho con cháu. Vị trí phải đặt vâng mệnh trời, theo ý dân và thay đổi nếu thuận tiện. Chính vì vậy vận nước mới có thể lâu dài và phồn thịnh.

     Đây là tiền đề cho những lý lẽ tiếp theo, khi mà đất nước láng giềng đã từng trải qua việc dời đô và đều mang đến kết quả tốt đẹp. Chính vì vậy việc vua Lý Thái Tổ giờ đang muốn làm không hề bất thường, tất cả chỉ vì tương lai của dân chúng. Chúng chí vì vậy. Tác giả khẳng định việc thay đổi kinh đô đối với triều đại nhà Lý là một tất yếu khách quan. 

     Qua việc đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng ấy, tác giả khẳng định việc thay đổi kinh đô đối với triều đại nhà Lý là một tất yếu khách quan. Ý định dời đô của Lý Công Uẩn bắt nguồn từ thực tế lịch sử đồng thời thể hiện ý chí mãnh liệt của nhà vua cũng như của dân tộc ta hồi đó. Nhà vua muốn xây dựng và phát triển Đại Việt thành một quốc gia hùng mạnh trong tương lai.

Phần 3 phân tích chiếu dời đô: Những khuyết điểm từ vị trí của kinh đô cũ 

Phân tích chiếu dời đô- CungHocVui

Những khiếm khuyết của kinh đô cũ

     Những lời nhận xét mang tính chất phê phán được đưa ra dựa vào đầu óc quan sát, phân tích tình hình tinh tế được vua Lý đưa ra: Triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ lao đao, muôn vật không được thích nghi chính là do hai nhà Đinh, Lê không thuận theo mệnh trời. Họ làm theo ý mình, cứ đóng đô ở nơi đây. 

     Cũng chính vì vậy, nếu để kinh đô ở chỗ cũ thì sẽ lại tiếp tục phạm vào những sai lầm của hai triều đại trước. Điều đó chắc chắn sẽ dẫn đến những hậu quả không mấy tốt đẹp, và ảnh hưởng vô cùng lớn đến không chỉ triều đại Lý mà còn cả con dân cả nước. Tóm lại, kinh đô của quốc gia Đại Việt không thể phát triển thịnh vượng trong một vùng đất chật hẹp như thế.

     Thế nhưng thực tế chúng ta cũng phải đánh giá thật công bằng rằng cả thế và lực của triều đại Đinh Lê đều chưa đủ mạnh để có thể dời đô ra vùng đồng bằng. Họ vẫn phải dựa và địa hình hiểm trở của cố đô Hoa Lư để chống thù trong, giặc ngoài. Thế nhưng với sự phát triển rực rỡ của thời đại Lý, mở mang và phát triển đất nước thì vẫn giữ vị trí đô ở đó sẽ không còn phù hợp nữa.

     Không chỉ bằng lý lẽ, vua Lý còn tác động tới tâm hồn dân chúng bằng tình cảm chân thành, tinh tế và khiêm nhường. Điều đó càng tăng thêm tính thuyết phục khi được lồng ghép với cảm xúc: “Trẫm rất đau xót về việc đó”. Nó dường như phản ánh cả ước muốn phát triển đất nước trở nên lớn mạnh, hùng cường của tác giả. Và đằng sau sự mềm mỏng của lời lẽ là cả một quyết định vô cùng cứng rắn.

Phần 4 phân tích tích tác phẩm chiếu dời đô: Củng cố những lý lẽ và dẫn chứng chứng minh Đại La xứng đáng là kinh đô mới

     Lý Thái Tổ khẳng định mọi ưu thế của thành Đại La, và cho rằng chắc chắn đây là địa điểm tốt nhất để đặt kinh đô mới về mặt phong thủy. Trung tâm trời đất, lại được thế rồng cuộn hổ ngồi. Tiện hướng nhìn sông, dựa nói, lại đúng ngôi nam bắc đông tây. Ở đây nhân dân sẽ không phải chịu cảnh ngập lụt khốn khổ, lại tiện cho phát triển bởi muôn vật vô cùng phong phú và tươi tốt. Những đầu mối giao lưu nhờ những thuận lợi về mặt địa lý ấy cũng sẽ phát triển rực rỡ. 

Phân tích chiếu dời đô- CungHocVui

Những dẫn chứng chứng minh dời đô là đúng đắn

     Phân tích chiếu dời đô ta thấy thành Đại La dường như toàn diện về mọi măt. Được ý trời ủng hộ, nằm trung tâm đất nước, nơi đây chắc chắn đạt điều kiện tối ưu để trở thành kinh đô mới của Đại Việt. Thiên thời, địa lợi, chỉ còn được dân chúng đồng lòng nữa là có đủ ba yếu tố quan trọng nhất. Và các yếu tố trên được cân nhắc trên rất nhiều lính vực khác nhau, dẫn đến được một sự khẳng định chắc chắn từ Lý Thái Tổ: 

     Khắp cả đất Việt ta, chắc chắn chỉ có Đại La đây mới là thánh địa.  Nguyên nhân ông khẳng định đây là thánh địa rất rõ ràng: nơi đây là đất tốt, đất lành, chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho con dân muôn đời.Vì vậy ông đã đưa ra lời dự đoán: Nó hội tụ trọng yếu cả bốn phương đất nước, chắc chắn sẽ là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. 

     Phân tích chiếu dời đô ta thấy nó được kết thúc không phải bằng uy của vua chúa, cũng không phải sự đe dọa đàn áp của kẻ manh. Ông đặt ra câu hỏi cho muôn dân: “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” 

     Là người đứng đầu một nước trong thời đại phong kiến, ông hoàn toàn có thể tự quyết định mọi thứ. Thế nhưng ông lại vô cùng tôn trọng mọi người, điều này được thể hiện qua chính câu hỏi tu từ cuối cùng. Đây cũng chính là điểm thể hiện được yếu tố dân chủ tiến bộ trong tư tưởng của vua Lý Thái Tổ. 

     Bài chiếu không chỉ là lời thông báo, nó còn mang cả tính chất đối thoại khiến quan lại triều đình và dân chúng cảm nhận được sự hiểu biết cũng như đồng cảm với  vua. Và một lần nữa cũng chính là lời khẳng định quyết tâm dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La của Lý Thái Tổ. 

     Câu hỏi tu từ này thể hiện thái độ tôn trọng của người đứng đầu đất nước đối với triều đình phong kiến đương thời. Có thể coi đây là yếu tố dân chủ tiến bộ trong tư tưởng của Lí Thái Tổ. Lời lẽ bài chiếu mang tính chất đối thoại, tạo sự hiểu biết và đồng cảm giữa nhà vua với các bậc quan lại trong triều đình và dân chúng. Một lần nữa, nhà vua khẳng định quyết tâm dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La của mình.

Xem thêm:

Thể chiếu là gì?

Dàn ý phân tích chiếu dời đô

Phần 5 phân tích chiếu dời đô: Tổng kết 

     Phân tích chiếu dời đô ta thấy nội dung bài thể hiện được ý chí độc lập, tự cường của dân tộc và sự phát triển lớn mạnh của quốc gia Đại Việt. Bên cạnh đó, nó cũng phản ánh được mong ước và khát vọng mãnh liệt của tổ tiên ta nói chung và vu Lý nói riêng, khi muốn thấy nước ta phát triển để hiên ngang sánh vai với bốn bể năm châu.

     Dời đô từ vùng núi Hoa Lư chật hẹp ra vùng đồng bằng rộng rãi, điều đó chứng tỏ triều đình nhà Lí đã đủ khả năng chấm dứt nạn phong kiến cát cứ trong nước và đủ sức chống cự với quân xâm lược phương Bắc. Việc Lí Thái Tổ định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, để có điều kiện xây dựng đất nước ngày càng lớn mạnh.

     Sự đúng đắn của quyết định dời đô đã được lịch sử chứng minh một cách hùng hồn. Thăng Long xưa – thủ đô Hà Nội ngày nay xứng đáng là trái tim của Tổ quốc, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước, đã vững vàng trước mọi thử thách ác liệt của nhiều cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm.

Copyright © 2021 HOCTAP247