Với bài Hoàng Lê nhất thống chí, xin gửi đến các bạn phần soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Văn bản có thể được chia làm 3 phần như sau:
Phần 1: Từ đầu... năm Mậu Thân (1788)
Nội dung: Nguyễn Huệ sau khi được quân báo tin quân Thanh kéo vào nước ta đã lập tức lên ngôi vua, chiêu dụ binh lính đánh giặc
Phần 2: Tiếp theo... rồi kéo vào thành
Nội dung: Kể lại cuộc hành quân, chiếm đánh và giành thắng lợi của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ và binh lính
Phần 3: Còn lại
Nội dung: Thất bại thảm hại của quân Tôn Sĩ Nghị và sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống
Xem thêm Giới thiệu một vài nét về tác giả, tác phẩm và chủ đề của: Hoàng Lê nhất thống chí.
Tóm tắt hồi thứ 14 "Hoàng Lê Nhất thống chí"
Phân tích nhân vật Quang Trung trong đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí
Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ được xây dựng chân thực, sinh động với hành động, trí tuệ, tài điều binh khiển tướng, mưu lược, có tầm nhìn xa trông rộng
- Tài dụng binh chiêu quân: cuộc hành quân thần tốc do vua Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc. Ngày 25/12 bắt đầu xuất phát ở Phú Xuân (Huế) ngày 29 đã đến Nghệ An, vượt qua khoảng 340 km núi đèo. Vua Quang Trung đã chiêu dụ được 1000 binh lính, vừa hành quân vừa nghỉ ngơi, cứ ba người 1 võng, 2 người khiêng 1 người nghỉ nên chỉ đến 30 Tết đã tiến tới Thăng Long. Hành quân xa như vậy, nhưng cờ nào đội ấy vẫn chỉnh tề, cũng do tài tổ chức của người cầm quân.
- Ông có tài năng quân sự, điều binh khiển tướng tài tình: Sáng suốt nhận định tình hình, quyết định tiến quân ra Bắc tiêu diệt giặc; lời lẽ sắc bén, kích thích được tinh thần tự tôn dân tộc của tướng sĩ, có tư tưởng nhân đạo,...
- Hành động mạnh mẽ và quyết đoán: Nhận được tin báo quân Thanh chiếm đóng Thăng Long, liền họp các tướng sĩ, đích thân cầm quân đi ngay; lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc; gặp Nguyễn Thiếp để hỏi cơ mưu; tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, duyệt binh, phủ dụ quân sĩ; biết dùng người, đối đãi công bằng.
- Tác giả tuy là quan của vua Quang Trung nhưng vẫn có cái nhìn rất khách quan, thể hiện lên một vi vua thật tài ba, hơn người bằng giọng văn hào hùng, ngợi ca.
=> Tất cả qua đó đã hiện lên rõ nét hình ảnh người anh hùng vừa có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén có tài dùng binh như thần, là một người đóng góp công lao vô cùng to lớn cho đất nước. Tác phẩm cũng phản ánh đúng hiện thực lịch sử chú không né tránh hay bỏ qua những thất bại của những nghĩa quân.
Sự thất bại thảm hại của quân Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống:
- Quân tướng nhà Thanh lúc ra đi thì “binh hùng tướng mạnh”. Số quân Thanh đông hơn rất nhiều so với quân Tây Sơn (hai mươi vạn), vậy mà chưa đánh trận đã tan tác, hỗn loạn, nhục nhã trở về nước trước sức mạnh như vũ bão của quân Tây Sơn. Dưới sự chỉ huy tài tình, quyết đoán của vua Quang Trung, chúng đã không còn hồn vía nào để nghĩ đến chuyện chông trả.
- Tác giả miêu tả: Quân Thanh ở trong đồn Hà Hồi “ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng”; quân Thanh ở đồn Ngọc Hồi thì “bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, quân sĩ “đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều.
- Tướng Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, vội vàng tháo chạy.
Vua tôi Lê Chiêu Thống:
Vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc;
Đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh;
Tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông, khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị thì “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, rồi chấp nhận phận vong quốc, sau này phải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh…
Đoạn văn miêu tả chân thực tình cảnh khốn quẫn của vua Lê Chiêu Thống, Nhưng qua đó cũng chan chứa bao tình cảm, cảm xúc của tác giả đau xót, ngậm ngùi cho một bi kịch của dân tộc.
Nghệ thuật trần thuật của tác giả:
Việc tác giả ở đây thuật lại một cách rất chân thực sâu sắc cho người đọc thấy được như mình đang ở trong cuộc chiến đó, trong niêm vui chiến thắng và cũng cho thấy được nỗi căm phẫn khi đất nước rơi vào tay những kẻ bất đức. Cách thuật lại một cách rất thật như vậy cho thấy ngòi bút của tác giả không né tránh những điều đau thương hay thất bại của quân dân mà nhìn thẳng vào đó để biết được thực tế và có cách đối diện với thực tế đó. Đó cũng là tình cảm chân thực của tác giả thể hiện qua từng câu văn.
Thông qua phần Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí, hy vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tốt!
Copyright © 2021 HOCTAP247