Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

    Bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy, ra đời năm 1978 được in in trong tập thơ cùng tên. Hãy .com tìm hiểu bài thơ qua bài viết Soạn bài ánh trăng dưới đây.

Soạn bài ánh trăng

Ánh trăng chiếu sáng cả thành phố

Ánh trăng chiếu sáng cả thành phố 

I. Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm

   1. Tác giả

  •  Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948
  • Nguyên quán ở phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa
  • Năm 1972-1973, ông đã được trao giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ. Đồng thời, ông cũng là một gương mặt tiêu biểu trong lớp các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước
  • Tập thơ "Ánh trăng" của Nguyễn DUy được tặng giải tại Hội nhà văn Việt Nam năm 1984

   2. Tác phẩm 

  •  Bài thơ ra đời năm 1978 
  • Bài thơ nằm trong tập thơ cùng tên "Ánh trăng"

 II. Trả lời câu hỏi chi tiết về tác phẩm

   Câu 1: SGK

     Bài thơ có bố cục ba phần:

       - Phần 1: Gồm 2 khổ thơ đầu:  Vầng trăng quá khứ gắn bó tuổi thơ.

       - Phần 2: 2 khổ thơ tiếp theo: Vầng trăng hiện tại và con người bội bạc.

       - Phần 3: 2 khổ thơ cuối: Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.

Bố cục bài thơ được trình bày từ quá khứ đi đến hiện tại. Khổ thơ thứ tư là bước ngoặt để từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm.

   Câu 2: SGK

      - Bóng dáng vầng trăng trong bài thơ ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. Trước hết, người đọc bắt gặp hình ảnh vầng trăng của thiên nhiên, của đất trời. Tiếp đến Trăng được ẩn chứa ý nghĩa biểu tượng cho những kỉ niệm từng gắn bó với con người lúc gian khổ, trăng là tình cảm quá khứ hồn nhiên, đẹp đẽ. Cuối cùng, trăng cũng chính là phần trong sáng, phần tốt đẹp trong con người luôn soi rọi, chiếu sáng những góc khuất, góc tối mới nảy sinh khi con người với nhà lầu, cửa gương, trong điều kiện đầy đủ vật chất. 

      - Khổ thơ cuối là khổ thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý 

“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi kẻ vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Khiến cho ta giật mình”

    Câu 3: SGK

      - Xét về kết cấu: 

       + Tác phẩm có kết cấu độc đáo được diễn biến theo sự phát triển của thời gian. Mở đầu bài thơ với hai khổ thơ đầu là hình ảnh vầng trăng cùng với những ngày tháng trăng sống trong rừng trong chiến tranh, ngày tháng quá khứ ấy trăng như mối tình tri kỷ, tình nghĩa. Sau khi hòa bình lập lại, về thành phố với ánh đèn điện với những tiện nghi hiện đại, vầng trăng trở thành người dưng, con người dường như đã vô tình lãng quên đi những năm tháng quá khứ tình nghĩa. Đến khi có một sự kiện đột ngột là bị mất điện, tối om thì bắt gặp vầng trăng tròn. Lúc gặp khó khăn, gian khổ thì con người mới nhớ về những năm tháng quá khứ tình nghĩa với nhau. Đến cuối cùng, lời thơ ngân nga vang lên, xúc động khi gặp lai tri kỉ năm xưa bị lãng quên. 

       + Quá khứ hồn nhiên, trần trụi với thiên nhiên, gần gũi, tri kỉ như thế nhưng khi về nơi thành phố với phố thị phồn hoa, hiện đại, tiện nghi thì vầng trăng bị lu mờ coi như người dưng qua đường. Nhờ một lần mất điện gặp lại vầng trăng, con người mới giật mình về thái độ sống vô tình, vô nghĩa hời hợt của mình. Chính sự giật mình là yếu tố quan trọng bất ngờ làm đánh thức và bừng tỉnh những con người quên đi quá khứ, quên đi tình nghĩa năm xưa. 

      - Xét về giọng điệu: Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ, nhịp thơ lúc tự nhiên, nhịp nhàng khi ngân nga, lúc lại trầm lắng suy tư. Tất cả đã thể hiện được những cảm xúc sâu xa của một người lính khi nghĩ về quá khứ.

    Câu 4: SGK

       - Bài thơ ra đời năm 1978 sau khi hòa bình lập lại. Khi những người con người trong kháng chiến trở về với gia đình ở thành phố với đầy đủ tiện nghi, hiện đại. Họ có một cuộc sống đầy dủ, tân tiến, phát triển hơn,khác xa thời chiến tranh gian khổ ở núi rừng. Ẩn sau đó là lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước.

       - Bài thơ không chỉ là chuyện của riêng nhà thơ mà có là thông điệp, bài học gửi gắm sâu kín trong đó đến với cả một thế hệ. 

      - Bài thơ nằm trong mạch cảm xúc đạo lý thủy chung tình nghĩa "Uống nước nhớ nguồn" . Đó là đạo lý tốt đẹp nghìn đời của dân tộc Việt Nam.

 

Mong bài soạn bài ánh trăng của .com sẽ giúp các bạn có thể chuẩn bị tốt cho bài học của mình!

Copyright © 2021 HOCTAP247