Trang chủ Lớp 9 Khác Lớp 9 SGK Cũ Bài 51. Saccarozơ Lý thuyết về saccarozơ chuẩn nhất - Hóa học 9

Lý thuyết về saccarozơ chuẩn nhất - Hóa học 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Với mong muốn mang đến những kiến thức đầy đủ về saccarozơ, đã viết nên bài viết lý thuyết và bài tập về đường saccarozơ đầy đủ nhất.  Cùng đi vào tìm hiểu để có thể biết được saccarozơ và glucozơ đều có gì? Hay là ứng dụng của saccarozơ,..

A. Lý thuyết

- Sacarozơ có công thức phân tử: \(C_{12}H_{22}O_{11}\)

- Phân tử khối bằng 342

I. Trạng thái tự nhiên

Đường Saccaozơ là loại đường phổ biến nhất, có nhiều trong các loài động thực vật như mía, củ cải đường, thốt nốt

II. Tính chất vật lí

- Là chất kết tinh

- Mùi vị ngọt

- Ở trong nước dễ tan, đặc biệt trong nước nóng sẽ tan nhiều.

III. Tính chất hóa học

- Khác với Glucozo, Saccarozơ không có phản ứng tráng gương nên có thể lấy đây làm một dấu hiệu để có thể phân biệt hai hợp chất hữu cơ này.

1. Sacarozơ tác dụng với nước

Đun nóng dung dịch có axit làm chất xúc tác, sacarozơ bị thủy phân thành glucozo và fructozo

Phương trình phản ứng: \(C_{12}H_{22}O_{11} + H_2O \overset{axit, t^0}{\rightarrow} C_6H_{12}O_6 + C_6H_{12}O_6 \)

                                                                             (Glucozo)     (Fructozo)

* Lưu ý: Glucozơ và Fructozơ đều có chung công thức phân tử là \(C_6H_{12}O_6\), tuy nhiên fructozo là mật ong, ngọt hơn đường glucozơ

2. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng gương sau khi bị thủy phân

- Tiến hành cho dung dịch \(AgNO_3\) trong amoniac vào sản phẩm thu được sau khi thủy phân của Saccarozơ thì thấy xuất hiện kết tủa Ag màu trắng sáng

- Phương trình phản ứng: \(C_{6}H_{12}O_{6} + Ag_2O \overset{NH_3}{\rightarrow} C_6H_{12}O_7 + 2Ag\) (kết tủa)

                                                                              (axit gluconic)

- Kết luận: Dựa vào tỷ lệ mol phản ứng mà người ta đã xác định được cả hai sản phẩm thu được sau khi thủy phân saccarozơ là glucozo và fructozo đều khả năng tham gia vào phản ứng tráng gương.

IV. Ứng dụng

1. Những ứng dụng của đường saccarozo

- Làm thực phẩm cho con người

- Làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm như bánh kẹo, nước giải khát

- Trong y học thì saccarozo dùng để pha chế thuốc

- Sản phẩm sau quá trình thủy phân saccarozơ được sử dụng vào ngành công nghiệp tráng gương và ruột phích

2. Quy trình sản xuất đường saccarozo

quy trình sản xuất đường saccarozơ

B. Bài tập

Câu 1: Saccarozơ có phân tử khối bằng bao nhiêu?

A. 342

B. 180

C. 162

D. Không xác định được.

=> Đáp án đúng: A

Câu 2: Saccarozo có nhiều trong đâu nhất?

A. Đường mía đã qua chế biến

B. Trong cơ thể người

C. Trong các loài động - thực vật

D. Chỉ có nhiều trong thực vật như mía, củ cải đường, thốt nốt,...

=> Đáp án đúng: C

Câu 3: Hãy cho biết tại sao dd saccarozo tinh khiết không có tính khử, nhưng khi đun nóng Saccarozo + H2SO4 (dd) loãng lại có thể cho phản ứng tráng gương?

A. Do trong quá trình thủy phân đã tạo thành glucozo

B. Saccarozơ có thể phản ứng tạo tráng gương trong môi trường axit

C. Thủy phân tạo glucozo và fructozo nhưng chỉ có glucozo phản ứng tráng gương được

D. Do đã có sự tạo thành glucozo và fructozo sau phản ứng

=> Đáp án đúng: A

Câu 4: Hãy cho biết saccarozơ và glucozơ đều có  phản ứng gì?

A. Phản ứng tráng gương khi có nhiệt độ cao

B. Tác dụng với dung dịch NaCl

C. Phản ứng tráng gương trong môi trường axit amoniac

D. Tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường và tạo ra dung dịch có màu xanh lam

=> Đáp án đúng: D

Câu 5: Khối lượng riêng của Saccarozơ bằng?

A. 1,5 g/\(cm^3\)

B. 1,59 g/\(cm^3\)

C. 1,56 g/\(cm^3\)

D. 1,69 g/\(cm^3\)

=> Đáp án đúng: B

=> Lý giải:

  • Đáp án A là khối lượng riêng của Xenlulozo và Tinh bột
  • Đáp án C là khối lượng riêng của Glucozơ
  • Đáp án D là khối lượng riêng của Fructozơ

Câu 6: Khi cho saccarozo + Ca(OH)2 sẽ làm kết tủa các axit hữu cơ, các protit. Khi ấy saccarozơ sẽ biến thành canxi saccarat tan trong nước. Trước khi tẩy màu dung dịch thu được bằng \(SO_2\) thì người ta sục khí \(CO_2\) vào dung dịch để nhằm?

A. Chuyển hóa saccarat thành saccarozơ

B. Tạo môi trường axit

C. Trung hòa lượng vôi dư

D. A và C đúng

=> Đáp án đúng: D

=> Lý giải bằng phương phường phản ứng

  • \(C_{12}H{22}O_{11} + Ca(OH)_2 \rightarrow C_{12}H_{22}O_{11}.CaO.H_2O\)
  • \(C_{12}H{22}O_{11} +CaO.H_2O+CO_2 \rightarrow C_{12}H_{22}O_{11}+CaCO_3+2H_2O\)
  • \(CO_2 + Ca(OH)_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\)

Câu 7: Đâu là phát biểu sai khi nói về tính chất khác nhau của Glucozo và Saccarozơ?

A. Công thức phân tử khác nhau

B. Glucozo tham gia phản ứng tráng bạc trong môi trường amoniac, còn saccarozơ thì không

C. Glucozo và Saccarozơ đều có nhiều trong các quả chín, đặc biệt là nho

D. A và B sai

=> Đáp án đúng: C

=> Lý giải: C sai vì đó là tính chất vật lý của glucozo

Câu 8: Cho thủy phân hoàn toàn 34,2 gam Saccarozo + HCl (dd) 200ml, 0,1M thì thu được dung dịch X. Người ta đem X trung hòa bằng một lượng NaOH vừa đủ thì thu được dung dịch Y. Sau đó cho toàn bộ dung dịch Y vào tác dụng với lượng dư dung dịch \(AgNO_3\) trong amoniac thì thu được tiếp m gam kết tủa. Hỏi giá trị m bằng bao nhiêu?

A. 46,07

B. 43,20

C. 24,47

D. 21,60

=> Đáp án đúng: B

=> Lý giải: 

- Thủy phân 1 saccarozơ sẽ tạo được 1 glucozo và 1 fructozo

- 1 glucozo và 1 fructozo khi tham gia phản ứng tráng gương sẽ tạo ra được 2 Ag ở mỗi phản ứng, tổng lại sẽ được 4Ag.

- Ta tính được số n mol của saccarozơ bằng 0,1 mol => m = 0,1 . 4. 108 = 43,2 (g) 

- Vậy ta chọn đáp án B

Câu 9: Phương trình phản ứng giữa Saccarozơ + NaOH  có thể xảy ra không?

A. Xảy ra ngay ở điều kiện thường

B. Không thể xảy ra

C. Rất khó để phản ứng, cần thêm chất xúc tác

D. Tất cả đều sai

=> Đáp án đúng: B

=> Lý giải: Vì OH trong saccarozo là nhóm chức của ancol, mà ancol thì sẽ không tác dụng với NaOH. Chỉ có thể xảy ra phản ứng Saccarozo + Cu(OH)2 để tạo thành dung dịch màu xanh lam, nếu đem nung nóng thì sẽ tạo Cu2O có màu đỏ gạch.

Câu 10: Đem đun nóng saccarozo với H2SO4 loãng, biết m gam này khi tác dụng sẽ tạo ra phản ứng thủy phân thu được dung dịch X. Đem dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong amoniac thì được 21,6 gam Ag. Hiệu suất phản ứng thủy phân là 75%. Tính giá trị m

A. 22,8

B. 34,2

C. 25,650

D. 12,825

=> Đáp án đúng: A

=> Lý giải: nAg = 2x + 2x = 0,2 => x = 0,05 => m = \(\dfrac {0,05.342}{75%}\).100% =22,8

Xem thêm >>> Lý thuyết về Glucozo chuẩn nhất

                        Giải bài tập SGK Bài Saccarozơ

Trên đây là những kiến thức lý thuyết về saccarozơ mà muốn gửi đến các bạn học, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của các bạn. Mọi ý kiến thắc mắc cũng như đóng góp để hoàn thiện hơn nữa bài viết các bạn hãy để phía bên dưới comment nhé, chúc các bạn học tập tốt <3

Copyright © 2021 HOCTAP247