Truyện cổ tích Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích quen thuộc đối với mỗi chúng ta và đã được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 10. Sau đây, .com xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Tấm Cám đầy đủ nhất!
Truyện Tấm Cám có thể được chia làm 3 phần như sau:
Phần 1: Từ đầu…. việc nặng
Nội dung: Giới thiệu các nhân vật trong câu chuyện
Phần 2: tiếp theo… bà ngồi bán hàng
Nội dung: Cuộc đời của nhân vật Tấm thông qua các sự đấu tranh, hóa thân vào sự vật
Phần 3: Còn lại
Nội dung: Kết truyện – Tấm sống lại, được quay về đoàn tụ với nhà vua
Xem thêm Phân tích đặc trưng của truyện cổ tích thần kì qua Tấm Cám
Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật Tấm
Xung đột truyện xảy ra ở mối quan hệ giữa dì ghẻ và con chồng, giữa chị em Tấm và Cám – hai chị em cùng cha khác mẹ với nhau
Truyện Tấm Cám vừa thể hiện lên sự xung đột trong đời sống vật chất đến những sự xung đột trong đời sống tinh thần:
+ Sự đố kị, ghen ghét nhau giữa hai chị em Tấm – Cám thể hiện ở chi tiết hai chị em cùng đi mò tôm bắt tép. Tấm bị Cám lừa lấy hết tép trong giỏ, chỉ để lại cho 1 con cá bống
+ Mụ dì ghẻ yêu thương con của mình hơn nên bắt Tấm phải làm việc nặng nhọc
+ Mẹ con nhà Cám đã gọi cá bống lên và ăn thịt mất con cá bống của Tấm
+ Đặc biệt, khi nhà vua mở hội thì Tấm phải ở nhà nhặt thóc bị trộn lẫn với gạo, còn mẹ con nhà Cám thì ung dung, vui vẻ đi trẩy hội
+ Mẹ con nhà Cám ghen ghét Tấm, không chịu sống chan hòa, tình cảm
+ Vì ghen tị với chị Tấm được vào cung làm vợ vua cho nên khi Tấm về thăm nhà, mẹ con nhà Cám đã chặt cây cau khi Tấm trèo lên, làm cho Tấm phải chết
=> Tóm lại, truyện ngắn phản ánh hai mối quan hệ đối lập, một bên là Tấm hiền lành, nhịn nhục tượng trưng cho cái thiện. Một bên là mẹ con nhà Cám đố kỵ, độc ác và tham lam, tượng trưng cho cái ác, là nhân vật phản diện. Truyện đã thể hiện mâu thuẫn giữa hai phe đối lập, đặc biệt là trong mối quan hệ dì ghẻ - con chồng và giữa những chị em cùng cha khác mẹ.
Quá trình biến hóa của Tấm được thể hiện qua bốn lần hồi sinh:
- Lần thứ nhất: Sau khi Tấm bị chết vì mẹ con Cám chặt cây cau, Tấm đã hóa thân thành chim vàng anh.
- Lần thứ hai: Mẹ con Cám giết chim vàng anh và đổ lông ra vườn thì Tấm lại biến thành cây xoan đào mọc ở đó.
- Lần thứ 3: Cây xoan đào bị mẹ con Cám chặt thì Tấm hóa thân thành khung cửi làm từ cây xoan đào
- Lần thứ 4: Khung cửi bị đốt thì mọc lên cây thị, Tấm từ cây thị chui ra, đoàn tụ với vua
Ý nghĩa của quá trình biến hóa này:
- Tấm chết đi sống lại những bốn lần cho thấy sức sống mãnh liệt, sự đấu tranh cho sự sống của con người.
- Cho thấy vẻ đẹp và phẩm chất của nhân vật Tấm, dù có bị đẩy đến hoàn cảnh nào thì vẫn quyết liệt đứng lên
- Ông Bụt chỉ xuất hiện khi Tấm khóc ở đầu truyện còn trong quá trình biến hóa và đấu tranh thì không xuất hiện. Cho thấy sự li kì, sức mạnh siêu nhiên chỉ là một phần để thúc đẩy con người. Còn con người phải tự mình giành và giữ lấy hạnh phúc
- Khẳng định cái thiện nhất định sẽ chiến thắng cái ác
- Tấm đoàn tụ với vua và cái chết của Cám cho thấy ác giả ác báo, kẻ ác nhất định sẽ phải chịu sự trừng phạt.
Suy nghĩ về hành động trả thù hai mẹ con Cám của Tấm ở cuối truyện:
- Có thể xem hành động trả thù này theo hai hướng, thứ nhất là Tấm đã đúng khi trừng phạt hai mẹ con Cám, thứ hai, Tấm làm vậy thì chẳng khác nào Tấm cũng là nhân vật phản diện.
- Tuy nhiên, xét trong hoàn cảnh của truyện khi Tấm bị mẹ con Cám năm lần bảy lượt hãm hại đến chết đi sống lại, nếu không có sự đấu tranh quyết liệt thì Tấm đã chẳng thể sống lại được. Cho nên hành động của Tấm là hoàn toàn hợp lí, Tấm chỉ trừng phạt họ một lần duy nhất với hình phạt xứng đáng phải chịu.
- Nếu Tấm không làm như vậy thì nhân vật này vẫn chưa có sự đứng lên bảo vệ cho chính mình, sẽ tiếp tục bị hại thêm nữa
- Nhân vật Tấm tượng trưng cho quan niệm: “Cái thiện sẽ chiến thắng cái ác” của nhân dân, cho nên người ta mới tạo dựng nên tình huống Tấm trả thù như vậy.
Bản chất của những mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám:
- Đây đều là những vấn đề quen thuộc, những mâu thuẫn phổ biến trong đời sống. Đó là:
- Mâu thuẫn giữa dì ghẻ và con chồng
- Mâu thuẫn giữa những chị em cùng cha khác mẹ
- Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác
- Mâu thuẫn giai cấp: giữa người áp bức và người bị áp bức
Cuộc đời của nhân vật Tấm với sự biến hóa và đấu tranh để giành lại sự sống chính là cuộc đấu tranh chính nghĩa
Thông qua phần Soạn bài Tấm Cám, hy vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt!
Copyright © 2021 HOCTAP247