1. Kết cấu cốt truyện
Môtíp cuộc thi tài giữa hai nhân vật
Tấm và Cám được mụ dì ghẻ sai đi bắt tép và hứa: ai bắt được nhiều hơn sẽ được thưởng cái yếm đào. Đây là hình thức thi tài quen thuộc trong trong truyện cổ tích
Trong bản kể của người Việt chúng ta thấy nổi bật lên xung đột dì ghẻ - con chồng: mọi mâu thuẫn xung đột đều do dì ghẻ chủ động gây nên, lấy là hệ quả của quan niệm về mối quan hệ không thể có sự điều hòa: dì ghẻ - con chồng:
Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng
• Nhưng trong bản kể của các dân tộc thiểu số, cũng như bản kể của các nước Đông Nam Á, mâu thuẫn chủ yếu trong truyện là con chung - con riêng. Cách đặt tên truyện cũng thường lấy tên của hai nhân vật chính đó: Tấm Cám, Neang Can tóc và Song Ang-cat (Campuchia), Ý Ưởi - Ý Noọng (Thái), Tua Gia - Tua Nhi (Tày)...
Xung đột con chung con riêng phản ánh thời kì sớm hơn của mâu thuẫn xã hội. Khi mô hình hôn nhân xã hội chuyển từ chế độ quần hôn sang hôn nhân một vợ một chồng thì những người chồng (hoặc vợ) đem theo những đứa con riêng đến với gia đình chung. Từ đó xuất hiện những xung đột về mặt quyền lợi (quyền thừa kế) giữa những người con chung và con riêng. Luật lệ của xã hội đương thời bảo vệ quyền lợi cho người con chung, nhưng nhâ.1 dân lao động muốn hướng tới những thân phận thua thiệt bất hạnh nên thường dành tình cảm cho người con riêng.
Trong truyện Tấm Cám, xung đột đó trở thành sườn cho câu chuyện, xung đột ngày càng quyết liệt;
+ Tấm - Cám thi tài bắt tép, tranh cái yếm đào
+ Cám giết cả bống
+ Cám được đi dự hội, Tám phải ở nhà nhặt thóc
+ Cám giết Tấm, giả làm hoàng hậu
+ Tấm trừng phạt Cám
Quá trình xung đột giữa các nhân vật diễn ra rất quyết liệt, không thể điều hòa cho đến khi một phe bị tiêu diệt thì cuộc đấu tranh mới chấm dứt. Đó là lí do dẫn đến cái kết thúc tất yếu của câu chuyện khi Tấm trừng trị mẹ COI mu dì ghẻ.
Ở phần đầu câu chuyện, Tấm và Cám được mụ dì ghẻ sai đi bắt tép hứa rằng ai bắt được nhiều hơn sẽ thưởng cái yếm đào. Tấm là cô bé mồ côi chăm chỉ làm lụng nên chỉ một lúc, cô đã bắt đầy một giỏ tép. Cám thì lười biếng nên chẳng bắt được con nào. Cám lừa Tấm tắm gội dưới ao rồi trút hết gic tổp Chị Tấm ơi, chị Tấm!
Đầu chị lấm
Chị ngụp cho sâu
Kẻo về mẹ mắng!
Tấm thật thà chất phác nên tin theo lời Cám. Cám lấy hết giỏ tép mang về lĩnh thưởng cái yếm đào.
Như vậy, ngay từ phần đầu câu chuyện chúng ta đã thấy sự phân chia giới tuyến rõ rệt giữa các nhân vật. Tấm đại diện cho phe thiện, thật thà tốt bụng, chăm chỉ làm lụng. Cám đại diện cho cái ác, lười biếng, gian xảo. Sự xung đột của hai nhân vật đã chuyển từ phương diện vật chất sang phương diện đạo đức, cả hai nhân vật tiêu biểu cho những mặt khác nhau của đạo đức, phẩm chất con người.
Phần thưởng đặt ra cho nhân vật là chiếc yếm đào, một phần thưởng nhỏ bé nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với hai nhân vật Tấm và Cám. Chiếc yếm đào là biểu hiện của vẻ đẹp, của sự trưởng thành. Ai giành được cái yếm đào là thể hiện được vẻ đẹp và sự khôn lớn của mình nên ngoài ý nghĩa vật chất, cái yếm mang một giá trị tinh thần to lớn. Cho nên, việc bị cướp đoạt phần thưởng đó khiến cô bé mồ côi rất buồn rầu, thất vọng. Nhân vật chỉ biết ngồi khóc để thể hiện nỗi đau khổ của mình, làm nổi bật số phận hẩm hiu, cơ cực.
2. Môtíp vật duy nhất thần kì
Môtíp vật duy nhất thần kì xuất hiện nhiều lần trong truyện Tấm Cám.
+ Con cá duy nhất
+ Chiếc giày vừa chân một người duy nhất
+ Quả thị duy nhất có Tấm ở bên trong
+ Trầu têm cánh phượng duy nhất Tấm biết làm
Môtíp vật duy nhất có mặt thường xuyên trong truyện cổ tích, nó là giải pháp của truyện để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột giữa các tuyến nhân vật. Vật duy nhất thường đóng vai trò là phần thưởng cho nhân vật vì thế chi có ai thể hiện được đạo đức, tài năng của mình thì mới xứng đáng để nhận phần thưởng đó.
Con cá bống duy nhất là phần thưởng có ý nghĩa tinh thần, động viên Tấm sau những thiệt thòi, ấm ức. Con cá bống làm bạn Tấm, giúp cô bớt đi nỗi tủi thân. Sau mỗi bữa ăn, Tấm lại ra giếng, đem cơm cho cá ăn:
Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người
Vật duy nhất thần kì đó còn có ý nghĩa báo hiệu những điều thần kì tiếp theo diễn ra đối với nhân vật, tạo nên sức hấp dẫn và sự liên hệ giữa các tình tiết, các chặng của câu chuyện.
Sau khi cá bống bị mẹ con dì ghẻ bắt ăn thịt, được Bụt mách bảo, Tấm nhát xương cá cho vào bốn cái lọ chôn dưới chân giường. Chi tiết này cho chúng ta liên hệ đến truyện "Con cá vàng” (dạng Tấm Cám của Thái lan). Trong truyện, người mẹ của nhân vật chính (Tấm) chết hóa thân thành con cá vàng, cứ khi nào nhân vật gặp khó khăn, bất hạnh thì lại ra sông tìm mẹ, con cá vàng sê hiện lên giúp đỡ nhân vật.
Sau đó, củng nhờ đào lên những cái lọ chôn ở chân giường mà Tấm có váy áo đi xem hội. Con cá bống từ chỗ con vật duy nhất làm bạn an ủi Tấm đii trở thành vật nuôi dưỡng niềm hi vọng và tương lai cho Tấm. Những cái lọ ở dưới chân giường ấp ủ niềm tin và ước mơ thay đổi cuộc đời của Tấm. Đi xem hội là cách thức Tấm thoát khỏi những khốn khổ, lam lũ thường ngày, hướng tới thế giới tự do, vui vẻ, hứng khởi (bản chất của lễ hội dân gian là như vậy).
Chiếc giày vừa chân một người duy nhất: Tấm đi hội đánh rơi chiếc giày, nhà vua nhật được sai truyền khắp trong dân gian, ai đi vừa sẽ được làm vợ vua. Mẹ con Cám đến thử giày nhưng không vừa, bao cô gái khác cũng vậy. Chỉ có Tấm xỏ vừa chiếc giày, được làm vợ vua. Môtíp này rất quen thuộc trong truyện cổ tích, thường gắn với phần thưởng hôn nhân cho nhân vật: người xứng đáng có được hạnh phúc là người duy nhất ướm vừa lưỡi gươm vào chuôi gươm, ướm vừa đuôi khố, đeo vừa chiếc nhẫn...
Những thử thách ở chặng này tuy không khắc nghiệt nhưng chỉ duy nhất một người đạt được. Thử thách không buộc nhân vật phải thể hiện tài năng hay phẩm chất mà chi xác định đúng và duy nhất nhân vật được ban thưởng. Bởi phần thưởng này là hệ quả tất yếu của tài năng và nhân cách mà nhân vật thể hiện qua các hành động trước đó.
Trong môtíp này, chiếc giày xuất hiện như một tín hiệu của hạnh phúc. Quan niệm của phương Đông và phương Tây đều cho rằng chiếc giầy liên hệ mật thiết đến con người, có ý nghĩa với hôn nhân.
Đến chặng cuối câu chuyện, môtíp vật duy nhất thể hiện qua chi tiết quả thị duy nhất còn lại trên cây có cô Tấm ở trong. Tấm là người duy nhất biết cách têm trầu cánh phượng, nhờ vậy nhà vua nhận ra đón Tấm về cung. Môtíp vật duy nhất tiếp tục thể hiện chức năng của nó trong việc bảo vệ hạnh phúc cho con người, là phương tiện giúp con người tìm thấy hạnh phúc của đời mình.
Việc nhà vua nhận ra Tấm qua miếng trầu cũng hết sức độc đáo. Chi tiết này xuất hiện trong truyện cổ các dân tộc Trường Sơn - Tây Nguyên:
+ Người mẹ hỏi người ở ngoài cửa nếu là con gái bà thì há miệng ra cho bà ném miếng trầu vào.
+ Đam San là cháu ông trời nên được ông ném cho miếng trầu tăng thêm sức mạnh
Chính phong tục ăn trầu của các tộc người Việt Nam đã đem đến cho truyện cổ tích một chi tiết hấp dẫn, độc đáo. Việc nhân vật nhận ra nhau qua miếng trầu càng phù họp với những nghi thức hôn nhân của dân tộc. Cách lựa tiết của dân gian thật tài tình và giàu sức sáng tạo.
3. Môtíp hóa thân của nhân vật
Trong truyện cổ tích, môtíp sự hóa thân có hai dạng chủ yếu:
Sự hóa thân vĩnh viễn
Sự hóa thân tạm thời
Sự hóa thân vĩnh viễn thường xuất hiện ở cuối những truyện "sự tích”, nhân vật chết hóa thân thành sự vật, hiện tượng nào đó. Sự hóa thân tạm thời thường có mặt ở giữa truyện, là cách nhân vật trốn khỏi sự truy đuổi của kẻ thù. Trong truyện Tấm Cám, sự hóa thân của Tấm thuộc dạng thứ hai.
Trong lần hóa kiếp, Tấm hóa thân lần lượt thành chim Vàng anh - cây xoan đào - khung cửi - quả thị. Sự hóa thân của nhân vật Tấm thay đổi theo từng bản kể của các tộc người khác nhau. Hình thức trú ẩn của nhân vật biến đổi tùy thuộc vào đặc điểm đời sống, văn hóa của các tộc người, cũng như của các vùng miền.
Bản kể của người Việt, Tấm hóa thân vào những sự vật hết sức gần gũi, quen thuộc với nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
Sự hóa thân thành nhiều chặng liên tiếp của Tấm tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện, đẩy mâu thuẫn, xung đột giữa các nhân vật đầy lên đến đỉnh điểm Quá trình hóa thân thành nhiều kiếp của Tấm vừa chịu ảnh hưởng bởi quan niệm luân hồi của nhà Phật, vừa bắt nguồn từ triết lí dân gian về sự tuần hoàn, tái sinh.
Sau mỗi lần hóa thân, Tấm trở lại mạnh mẽ hơn, đấu tranh quyết liệt hơn, thấy được những âm mưu và sự độc ác của mẹ con dì ghẻ, để từ đó có hành động dứt khoát trừng trị cái ác ở cuối truyện.
Tấm Cám là truyện cổ tích tiêu biểu và hấp dẫn của truyện cổ tích Việt Nam câu chuyện cho chúng ta thấy mâu thuẫn nhiều mặt của đời sống xã hội Việt Nam xưa kia. Cuộc đời Tấm là cuộc hành trình tìm kiếm hạnh phúc vô cùng gian khổ của người con riêng bất hạnh. Trải qua nhiều thử thách khó khăn Tấm đã tìm thấy hạnh phúc, điều đó như một sự khẳng định cho những phẩm chất tốt đẹp của con người và ước mơ, khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp của nhân dân lao động.
(Nguyễn Việt Hùng)
Xem thêm >>> Kể lại câu chuyện cổ tích: Cây bút thần
Thường xuyên truy cập .com để liên tục cập nhật những bài viết mới nhất nhé <3
Copyright © 2021 HOCTAP247