Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Tấm Cám Văn 10: Bài văn tham khảo cảm nhận về nhân vật Tấm hay và chi tiết

Văn 10: Bài văn tham khảo cảm nhận về nhân vật Tấm hay và chi tiết

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Bài văn tham khảo cảm nhận về nhân vật Tấm- Ngữ Văn 10

     Cùng cảm nhận về nhân vật Tấm Cám để hiểu rõ hơn về câu chuyện cổ tích được lưu truyền trong dân gian hàng ngàn năm nay. Qua đây không chỉ hiểu hơn về nhân vật mà còn hiểu về câu chuyện, ý nghĩa câu chuyện cũng như bài học mà ông cha ta muốn chúng ta phải ghi nhớ. Cùng theo dõi bài cảm nhận chi tiết của cCungHocVui dưới đây.

 Cảm nhận về nhân vật Tấm- CungHocVui
Cảm nhận về nhân vật Tấm

Mở bài cảm nhận về nhân vật Tấm

   Tấm Cám đã trở thành câu chuyện cổ tích quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Câu chuyện này đã góp phần răn dạy con cháu đời sau về cách sống nhân hậu và lòng vị tha như nàng Tấm, cho dù nhiều lần bị mẹ con Cám bày mưu hãm hại nhưng bởi tấm lòng trong sáng và lương thiện nên cuối cùng Tấm vẫn có được một cuộc sống hạnh phúc viên mãn bên hoàng tử.

Xem thêm:

Tóm tắt truyện Tấm Cám hay nhất

Hướng dẫn lập dàn ý cảm nhận nhân vật Tấm

Thân bài cảm nhận về nhân vật Tấm

Hoàn cảnh đáng thương của Tấm 

   Tấm vốn dĩ đã mất mẹ từ sớm, vì vậy cha cô mới cưới thêm mẹ kế về và không lâu sau đó cũng qua đời. Từ khi cha Tấm qua đời, cô sống cơ cực giữa sự ghét bỏ và hành hạ của mẹ con Cám. Bao nhiêu thứ tốt đẹp mẹ kế đều dành cho Cám- đứa con gái ruột của bà, còn Tấm thì chẳng được gì ngoài phải vất vả suốt ngày mò tôm bắt tép về hầu hạ cho mẹ con Cám, thậm chí là cô còn bị dì ghẻ đối xử bất công.

Tính cách của nàng Tấm khi còn sống chung với mẹ con Cám

Cảm nhận về Tấm trong thời gian sống cuhng với mẹ con Cám- CungHocVui
Cảm nhận về Tấm trong thời gian sống cuhng với mẹ con Cám

   Ấy vậy mà Tấm vẫn giữ được tấm lòng thiện lương và sự chịu thương chịu khó. Câu chuyện khắc họa hình ảnh nhân vật Tấm như nét đẹp của mỗi người phụ nữ Việt Nam hiền lành, công dung ngôn hạnh, chăm chỉ làm lụng không quản ngại nắng mưa, khó nhọc.

   Nếu như cuộc sống của Tấm càng khắc khổ, vất vả bao nhiêu thì trái lại, Cám có cuộc sống sung sướng, được dì ghẻ nuông chiều hết mực. Trong mắt mẹ con Cám, Tấm chẳng khác gì kẻ hầu người hạ trong nhà. Bởi kể từ ngày cha Tấm mất, bà chưa bao giờ xem Tấm là con, bà luôn đố kị với người vợ trước của chồng nên cố sức hành hạ Tấm cho hả dạ.

   Sống trong gia cảnh khắc nghiệt, Tấm chẳng có nỗi tình thân gia đình, đến mức khi hai chị em cùng ra đồng bắt tép về nấu cơm nàng Tấm lương thiện còn bị cô em ma mãnh bày mưu lấy hết tép về nhà giành công để lấy được yếm đỏ. Cho đến lúc này, cô chỉ còn biết “bưng mặt khóc hu hu, òa lên khóc, ngồi khóc một mình, nức nở khóc”.

   Qua hình ảnh về tính cách đối lập của hai chị em Tấm- Cám, nếu như nhân vật vật Tấm đại diện cho người lao động chân chất, chăm chỉ làm việc và muốn nhận được thành quả lao động từ chính đôi tay của mình, thì nhân vật Cám lại làm nổi bật cho hình ảnh những kẻ phú hộ hống hách, tham lam và gian manh, chỉ biết ngồi không rồi dùng mưu kế cướp mất công sức của người khác.

   Câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã phần nào thể hiện sự bất công của xã hội lúc bấy giờ. Tuy có vua trị vì thiên hạ, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều quan lại chỉ biết ngồi không hưởng lợi bằng cách bốc lột sức lao động của những người dân thường lam lũ.

   Thậm chí, hành động tàn ác của họ còn được đẩy lên cao trào thông qua chi tiết khi mẹ con Cám bắt và giết chết cá bống- người bạn duy nhất mà Bụt đã ban cho Tấm. Có lẽ những tên quan lại địa chủ ấy không chỉ muốn cướp đi vật chất của người dân mà chúng còn muốn cướp cả cuộc sống tinh thần của họ nữa. Bởi chúng độc ác đến mức chỉ muốn bản thân sống trong sung sướng vui vẻ, nhưng lại muốn người dân phải sống trong cảnh cùng cực, khắc khổ và thiếu thốn và bất hạnh.

Xem thêm:

Đóng vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám

Bài văn mẫu phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám

Khi Tấm trở thành hoàng hậu và bị mẹ con Cám hãm hại

   Mẹ con Cám những tưởng bày mưu khiến nàng mất thời gian ngồi lựa đậu thì sẽ ngăn chặn được nàng tham gia hội thử hài và sẽ không bao giờ trở thành vợ của hoàng tử. Nhưng cuối cùng, chính bởi nhân cách cao đẹp mà Tấm vẫn trở thành hoàng hậu qua sự giúp đỡ của Bụt. Sự kiện của nàng Tấn đã cho ta thấy được một bài học quý giá rằng cho dù có nhiêu sóng gió trong cuộc sống, hay cho dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt như thế nào, hãy cứ sống với một nhân cách cao đẹp và giữ được tâm hồn trong sáng, lương thiện thì hạnh phúc chắc chắn sẽ đến.

   Tuy nhiên, trong cuộc sống chưa bao giờ ngừng lại những chông gai, trở ngại, cũng như nàng Tấm tuy đã trở thành hoàng hậu nhưng vẫn bị mẹ con Cám nhiều lần bày mưu hãm hại, hòng muốn nàng chết để con bà được thay thế ngôi vị. 

Sự trở về của nàng Tấm qua nhiều lần hóa thân

Cảm nhận về nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám- CungHocVui
Cảm nhận về nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám

   Sau nhiều lần chết đi sống lại với nhiều hóa thân từ nàng hóa thành chim vàng anh bay về cung, cho đến khi hóa thành cây xoan đào và bị Cám chặt đem đi làm khung cửi dệt vải. Lần cuối cùng là nàng đã hóa thân vào quả thị. Chính chi tiết hư cấu nàng Tấm hóa thân trong quả thị, chỉ hiện thân giúp bà lão lau dọn nhà cửa, nấu cơm, têm trầu lúc bà vắng nhà đã làm nổi bật hình ảnh người con gái Việt Nam dịu dàng, nết na, công dung ngôn hạnh.

   Nàng là đại diện cho những người phụ nữ luôn âm thầm chu toàn cho gia đình và xứng đáng được đề cao, yêu thương và trân trọng thông qua chi tiết được bà cụ phát hiện, nhận làm con nuôi và thương yêu nàng hết mực. Cho đến khi vua phát hiện ra vợ mình qua trầu têm cánh phượng thì cuối cùng Tấm cũng được hưởng hạnh phúc viên mãn. Còn mẹ con Cám đáng lý ra sẽ chịu sự trừng phạt của vua sau nhiều lần bày mưu giết Tấm nhưng lại nhận được sự tha thứ của nàng và may mắn được tha tội chết.

   Thế nhưng họ không bị quốc pháp trừng trị cũng bị lẽ trời nghiêm trị khi mẹ con Cám vừa lủi thủi ra khỏi cung đã bị trời đánh hóa thành hai con bọ hung. Chính chi tiết này đã nói lên sự “bình đẳng” trong cuộc sống, hay còn gọi luật nhân quả, cho đi điều gì sẽ nhận lại được điều ấy. Nếu như nàng Tấm “ở hiền gặp lành” luôn cho đi sự nhân hậu và tấm lòng lương thiện, đến cuối cùng nhận lại cuộc sống sung sướng hạnh phúc bên đức vua, thì mẹ con Cám lại cho đi sự ganh ghét, đố kỵ, lúc nào cũng bày mưu tính kế hãm hại người tốt, để rồi nhận lại quả báo bị trời đánh thành hai con bọ hung sống kiếp tủi nhục, dơ bẩn như họ đã từng làm với Tấm.

Xem thêm:

Kể lại chuyện Tấm Cám với một cái kết khác (4 mẫu)

Bài học đáng quý rút ra từ bài cảm nhận về nhân vật Tấm

 Cảm nhận về vẻ đẹp của Tấm trong truyện Tấm Cám- CungHocVui
Cảm nhận về vẻ đẹp của Tấm trong truyện Tấm Cám

   Thông qua câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã dạy cho chúng ta bài học quý giá về lẽ sống ý nghĩa ở đời. Câu chuyện không chỉ nói lên sự sống mãnh liệt của những con người dù bị đối xử bất công, nhưng họ vẫn luôn phấn đấu, giữ được nghị lực và âm thầm đấu tranh giành lại cuộc sống hạnh phúc vốn thuộc về mình. Thế nhưng ở họ vẫn không đánh mất đi nhân cách cao đẹp và tâm hồn trong sáng, thiện lương, cùng với ước mơ “cứ sống thật tốt, cho đi những điều tốt đẹp thì cuối cùng cũng sẽ nhận lại những điều hạnh phúc đến với mình”.

   CungHocVui đã cung cấp đến bạn đọc bài văn tham khảo cảm nhận về nhân vật Tấm. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm kiến thức và những giờ phút học tập hiệu quả môn Ngữ Văn 10.

 

Copyright © 2021 HOCTAP247