Tấm là đại diện cho người phụ nữ xưa, đảm đang, tháo vác, xinh đẹp, nhân hậu. Thế nhưng cuộc sống của Tấm lại không dễ dàng khi mẹ mất sớm, ba cưới mẹ kế. Qua việc phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám ta hiểu rõ hơn về câu chuyện, nhân vật và hơn nữa ý nghĩa "ác giả ác báo".
Phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám
Trong chiếc nôi văn học Việt Nam,những câu truyện cổ tích đã góp phần làm nên vẻ đẹp của văn học Việt. Những câu truyện cổ tích như tiếng nói của lớp người bình dân trong xã hội phong kiến. Dẫu có bị “vùi trong lớp bùn” của cuộc đời, thế nhưng những mảnh đời nhỏ bé, yếu ớt ấy vẫn vươn lên. Câu truyện cổ tích Tấm Cám là minh chứng rõ rệt cho sự lạc quan, mạnh mẽ trước cái ác. Thông qua hình tượng cô Tấm để khắc họa rõ nét về sự thay đổi suy nghĩ, tâm lý và hành động để đòi công bằng và hạnh phúc cho bản thân.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám
Hướng dẫn lập dàn ý cảm nhận nhân vật Tấm
“Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời mẹ ghẻ lại thương con chồng”
Có lẽ bất hạnh của cuộc đời đã dành cho Tấm từ khi lọt lòng. Mẹ mất sớm, cha lấy vợ khác nhưng rồi cũng qua đời sớm. Tấm mất đi chỗ dựa về tinh thần, sống trên cuộc đời này với dì ghẻ và đứa em gái cùng cha khác mẹ tên là Cám. Hằng ngày, Tấm phải làm đủ mọi việc trong nhà quét nhà, nấu cơm, chăn trâu, xay thóc, gánh nước.
Không khi nào Tấm được ngơi tay, thế nhưng vẫn bị dì ghẻ đánh đập, chửi bới. Thế nhưng Tấm vẫn luôn âm thầm chịu đựng, bởi lẽ Tấm không có ai bên cạnh để bênh vực, che chở. Vốn tính hiền lương, cam chịu Tấm luôn cố gắng nhẫn nhịn cho dù bản thân bị thiệt thòi.
Có một hôm, dì ghẻ giao cho Tấm và Cám một cái giỏ để bắt tôm, bắt tép. Đồng thời còn đưa ra một điều kiện, nếu ai bắt được nhiều tôm cá vào giỏ sẽ được thưởng một cái yếm đào. Vốn đã quen thuộc với việc này, nên Tấm đã nhanh chóng bắt đầy giỏ. Cám thấy vậy, liền lừa Tấm xuống ao gội đầu còn mình ở trên trút hết tôm cá vào giỏ của mình.
Phân tích Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám
Tấm bước lên, thấy giỏ mình không còn con tôm con cá nào.Biết là Cám đã lừa mình, thế nhưng cũng chỉ biết bưng mặt khóc. Ông Bụt hiện lên, an ủi Tấm rồi cho Tấm một con cá Bống đem về nuôi. Hằng ngày, Tấm lấy cơm của mình đem cho cá Bống ăn, rồi truyện trò cùng với nó. Mẹ con Cám thấy vậy, lập mưu giết chết cá Bống.
Một hôm dì ghẻ dặn Tấm đi chăn trâu ở đồng xa, Tấm vâng lời đi ngay. Ở nhà mẹ con Cám gọi cá Bống lên rồi giết nó ăn thịt. Khi Tấm về, gọi cá lên thì chỉ thấy cục máu. Tấm biết do mẹ con Cám làm nhưng chỉ biết ôm mặt khóc..Lúc này ông Bụt hiện lên, chỉ cho Tấm chỗ dấu xương cá bống trong bốn góc nhà.
Khi nhà vua mở hội, Tấm cũng muốn đi hội nhưng bị dì ghẻ trộn thóc và gạo lại với nhau. Tấm phải lựa sạch mới được đi hội. Tấm nhìn gạo và thóc trộn lẫn với nhau rồi bưng mặt khóc. Rõ ràng mẹ con Cám không muốn Tấm đi trẩy hội, nhưng Tấm lại không thể làm được gì. Ông Bụt hiện lên, sai bầy chim sẻ đến lựa sạch thóc và gạo. Rồi chỉ Tấm đào 4 cái hũ ở 4 góc nhà lên.
Tấm đã có áo đẹp, hài đẹp, ngựa đẹp để đi hội. Tấm chạy nhanh đến nơi, gặp được nhà vua rồi trở thành Hoàng Hậu.
Thế nhưng mẹ con Cám vẫn không buông tha cho Tấm. Nhân ngày giỗ cha, Tấm về nhà. Lúc này dì ghẻ lừa Tấm leo lên cây hái cau cúng cha. Tấm vâng lời leo lên thì bị dì ghẻ chặt cây té chết. Cám thay Tấm vào cung làm vợ vua, còn Tấm hóa thân thành chim vàng anh.
Xem thêm:
Tóm tắt truyện Tấm Cám hay nhất
Tấm Cám: Hoàn cảnh sáng tác, dàn ý tác phẩm
Vua mê mẩn chim vàng anh, ngày ngày chơi đùa cùng chim. Vàng anh lúc này là Tấm, thấy Cám đang giặt áo cho vua thì lên tiếng:
“ Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào
Chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”
Tấm đã không còn im lặng, đã có lời cảnh cáo Cám. “ Đó là chồng của tao”! Tiếng hót của chim vàng anh đã khiến Cám không ngồi yên. Cám đã giết chim vàng anh, như giết Tấm thêm một lần nữa. Tấm hóa thân thành cây xoan, ngày ngày cho Vua nằm dưới bóng cây hóng mát. Cám không đành lòng, chặt cây xoan làm khung cửi.
“Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”. Phân tích nhân vật Tấm lúc này cho thấy, Tấm đã không dùng lời cảnh cáo nữa mà đã có hành động “khoét mắt ra”. Có thể thấy chuyển biến tâm lý, lời nói và hành động của Tấm đã có sự phát triển vượt bậc.
Cám lại một lần nữa đốt khung cửi, đem tro đổ ra ngoài cung. Tấm hóa thân thành quả thị, sống cùng bà lão ngoài cung. Hằng ngày Tấm phụ bà dọn dẹp, têm trầu cánh phượng. Một hôm nhà vua đi ngang qua, nghỉ chân quán nước, nhìn ra miếng trầu cánh phượng của Tấm. Tấm được đón về cung, đối mặt với Cám.
Lần này Tấm đã không còn nhẫn nhịn hay cam chịu như trước. Sự trả thù đã trở nên dứt khoát và có chút “tàn nhẫn”. Tuy trong Sách giáo khoa không đề cập rõ, chỉ nói Cám thấy Tấm da trắng bèn hỏi Tấm cách làm. Tấm chỉ Cám cách tắm nước sôi, Cám làm theo rồi chết.
Tuy nhiên, có một số thông tin đưa ra rằng Tấm cho người đào hố rồi dội nước sôi lên người Cám đến chết. Tiếp đó lấy xác cám làm mắm, gửi cho dì ghẻ ăn. Sau khi ăn phát hiện đó là con mình thì kinh hãi rồi chết.
Phân tích nhân vật Tám Cám qua hành động trả thù cái ác
Phân tích nhân vật Tấm xuyên suốt câu chuyện cho thấy, Tấm đã có sự chuyển biến rõ rệt. Ban đầu Tấm chỉ là cô gái yếu đuối, chỉ biết cam chịu, khóc lóc mỗi khi gặp khó khăn. Tiếng khóc thể hiện sự bất lực, cũng là lời cầu cứu của Tấm. Thế nhưng ông Bụt không thể xuất hiện mãi, cũng như Tấm không thể yếu đuối, cam chịu.
Sau những lần bị Cám hại chết, Tấm đầu thai hết lần này đến lần khác. Mỗi lần đầu thai,Tấm đều bên cạnh làm tròn nhiệm vụ người vợ với vua. Bên cạnh đó, Tấm cũng liên tục phản kháng, đe dọa lại Cám. Rõ ràng sau mỗi lần hồi sinh, Tấm đã mạnh mẽ hơn trước.
Điều này cho thấy cái ác không thể chiếm giữ mãi cuộc sống. Cái thiện sẽ lên ngôi, đè bẹp những điều xấu xa. Có ý kiến cho rằng, Tấm thật ra cũng ác không thua gì Cám. Thế nhưng, liệu với những kẻ đã năm lần bảy lượt hại chết mình, liệu sự trừng phạt trên có phải là đích đáng không.
Phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám để thấy hình ảnh cô Tấm hội tụ đủ hình ảnh người phụ nữ Việt. Chăm chỉ, hiền lành, cam chịu, yêu thương chồng hết mực. Thế nhưng ẩn sâu bên trong cũng là sức mạnh tiềm tàng, sẵn sàng chiến đấu để giành lại công bằng và hạnh phúc cho bản thân. Nội dung câu truyện cổ tích hướng tới giá trị nhân văn sâu sắc, “ác giả ác báo”. Phân tích nhân vật Tấm cũng lời thức tỉnh, Ông Bụt không thể xuất hiện mãi khi ta khó khăn. Phải đứng lên đấu tranh giành lại những thứ thuộc về mình. Ông Bụt chỉ xuất hiện tức thời, bản thân phải mạnh mẽ để tự bảo vệ mình.
Trên đây là bài phân tích nhân vật Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám mà CungHocVui muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với bài văn mẫu trên sẽ giúp bạn học tập tốt hơn.
Copyright © 2021 HOCTAP247