Tổng hợp khái quát về lịch sử tiếng Việt

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.     Tiếng Việt là gì?
-       Là tiếng nói của dân tộc Việt và là ngôn ngữ chung trong giao tiếp xã hội của đại gia đình 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
-       Là ngôn ngữ được dùng chính thức trong các lĩnh vực hành chính, ngoại giao, giáo dục,...
2.      Nguồn gốc của tiếng Việt
-        Bắt nguồn từ đời sống lao động sản xuất của người Việt.
-        Gắn bó với nguồn gốc và tiến trình phát triển của dân tộc Việt - một cộng đồng có những đóng góp to lớn vào công cuộc kiến tạo nền văn minh lúa nước trên địa bàn Đông Nam Á thời tiền sử.
-        Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ Nam Á.
3.      Tiếng Việt có quan hệ họ hàng với những ngôn ngữ:
-        Dòng ngôn ngữ Môn-Khmer.
-        Tiếng Việt Mường (còn gọi là tiếng Việt cổ).
-       Gần gũi với tiếng Việt là tiếng Mường, tiếng Khmer, tiếng Ba-na, tiếng Ka-tu,...
4.      Quan hệ của tiếng Việt và tiếng Hán
-       Tuy tù tiếng Hán chiếm một tỉ lệ khá lớn trong vốn từ tiếng Việt nhưng tiếng Việt không có quan hệ cội nguồn với tiếng Hán.
-       Nguyên do là vì quá trình tiếp biến văn hóa - ngôn ngữ lâu đời và đó còn là kết quả của sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ về mặt loại hình (đều là ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính).
5.     Chiều hướng chủ đạo trong việc vay mượn tiếng Hán của người Việt là gì? Hãy nêu các cách thức vay mượn đó?
-        Chiều hướng chủ đạo ấy là Việt hóa.
-        Việt hóa về mặt âm đọc, tạo nên cách đọc Hán Việt. Ví dụ: tâm, tài, đức, mệnh...
-       Việt hóa bằng hình thức sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt. Ví dụ: cửu trùng - chín tầng, chín lần; hồng nhan - má hỏng...
-        Việt hóa bằng cách chuyển đổi sắc thái tu từ. Chẳng hạn từ thủ đoạn có nghĩa xấu trong tiếng Việt thì nguyên tiếng Hán không có nghĩa xấu.
-        Việt hóa bằng cách ghép từ: sĩ diện (Hán - Hán), bao gồm (Hán - Việt), sống độngỌTỉệt- Hán).
7.      Các đặc trưng chính của chữ viết
-        Là công cụ đắc lực cho hoạt động ngôn ngữ - văn hóa.
-       Chữ viết được hoàn thành trên cơ sở xây dựng, hoặc tự sáng tạo, hoặc vay mượn, cải tiến chữ viết của các ngôn ngữ khác, để ghi lại ngôn ngữ của dân tộc mình.
8.      Quá trình hình thành chữ viết của người Việt
-       Thời xa xưa, người Việt đã có chữ viết riêng, được sử sách Trung Quốc miêu tả như “đàn nòng nọc đang bơi”.
-        Dưới thời Bắc thuộc và thời kì giành độc lập, cùng với sự du nhập và truyền bá ngôn ngữ - văn tự chữ Hán, chữ Nôm đã xuất hiện.

-      Vào nửa đầu thế ki XVII, các giáo sĩ phương Tây đã dùng bộ chữ cái Latinh để tạo nên thứ chữ mới ghi âm tiếng Việt, sau này được gợi là chữ quốc ngữ. Qua thời gian gần hai thế kỉ, đến đầu thế kỉ XX, chữ quốc ngữ được hoàn thiện.
9.      Những đặc điểm ưu việt của chữ quốc ngữ
-             Thứ chữ đơn giản về hình thức kết cấu.
-         Mẫu tự Latinh của chữ quốc ngữ vốn rất thông dụng trên thế giới.
-         Giữa chữ và âm, giữa cách viết và cách đọc có sự phù hợp ở mức độ khá cao.
-      Thứ chữ có thể đánh vần. Chỉ cần thuộc bảng chữ cái và cách ghép vần là có thể đọc được mọi chữ trong tiếng Việt.
10.     Sơ lược quá trình phát triển của chữ quốc ngữ
-      Hình thành vào nửa đầu thế kỉ XVIII với mục đích là công cụ truyền bá giáo lí Thiên Chúa giáo của các giáo sĩ phương Tây.
-         Đầu thời kì Pháp thuộc, các nhà nho phản đối chữ quốc ngữ.
-      Vào cuối thế kỉ XIX đã xuất hiện các văn bản chữ quốc ngữ ghi lại các truyện Nôm như Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên...
-      Đầu thế kỉ XX, chữ quốc ngữ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực hành chính. Phong trào cổ động học chữ quốc ngữ phát triển mạnh.
-       Kể từ năm 1945, chữ quốc ngữ đã được sử dụng rộng khắp trong các lĩnh vực xã hội

Xem thêm >>> Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

Mong rằng qua bài viết bạn có thể hiểu thêm nhiều hơn về lịch sử hình thành của tiếng Việt cũng như lịch sử của dân tộc Việt Nam ta. Chúc các bạn học tập tốt <3

Copyright © 2021 HOCTAP247