II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận.
1. Tìm ý cho bài văn
Bàn về vai trò tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M. Go-rơ-ki viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.
a. Xác định luận đề:
- Bài văn cần làm sáng tỏ luận đề: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới.
- Đây là một ý kiến xác đáng, cần tán thưởng và làm theo.
b. Xác định các luận điểm:
Bài làm có 3 luận điểm cơ bản:
(1) Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người (ghi lại những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội).
(2) Sách mở rộng trước mắt mỗi chúng ta những chân trời mới.
(3) Từ ý nghĩa đó, mỗi chúng ta cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách.
c. Tìm luận cứ cho các luận điểm:
- Các luận cứ cho luận điểm (1):
+ Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người.
+ Sách là kho tàng tri thức của nhân loại.
- Các luận cứ cho luận điểm (2):
+ Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực về thế giới tự nhiên và xã hội.
+ Sách giúp ta vượt qua thời gian, không gian.
+ Sách là người bạn tâm tình gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện về nhân cách của mình.
- Các luận cứ cho luận điểm (3):
+ Nên đọc và làm theo các loại sách tốt, phê phán sách có hại.
+ Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú đọc và học theo các sách có nội dung tốt.
+ Học những điều hay trong sách bên cạnh việc học trong thực tế cuộc sống.
2. Lập dàn ý
a. Mở bài
- Trong cuộc sống, giá trị vật chất và giá trị tinh thần đều cần thiết cho con người. Thiếu chúng nhân loại không thể tồn tại
- Trong các món ăn tinh thần, sách chiếm một vị trí vô cùng quan trọng,
- M. Go-rơ-ki đã đúng khi đề cao: "Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới".
b. Thân bài:
- Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu con người:
- Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách
- Cần kết hợp giữa thực tế và văn chương.
c. Kết bài
- Sách có một khả năng rất lớn trong việc nâng cao tầm hiểu biết cho con người.
- Mãi mãi sách là người bạn đồng hạnh không thể thiếu của con người.
Luyện tập:
Câu 1. Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "Có tài mà không có đức là ngưòi vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó "
Theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?
a. Cần bổ sung một số điểm còn thiếu:
- Mối quan hệ giữa tài và đức trong mỗi con người.
- Trong quá trình rèn luyện, cần phải thường xuyên phấn đấu để hướng tới sự hoàn thiện cả tài và đức.
b. Dàn bài tham khảo:
* Mở bài:
- Giới thiệu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh (có thể dẫn dắt bằng cách nêu xuất xứ của lời dạy hoặc nêu lên tầm quan trọng của tài và đức... ).
- Định hướng tư tưởng cho bài viết (khẳng định tính đúng đàn cho lời dạy).
* Thân bài:
- Hiểu lời dạy của Bác như thế nào?
+
thích khái niệm tài và đức.
+ Tại sao có tài mà không có đức là người vô dụng.
+ Tại sao có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó?
+ Đức và tài có quan hộ như thế nào nào trong mỗi con người?
- Vận dụng lời dạy của Bác như thế nào?
+ Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân.
+ Bản thân vận dụng lời dạy của Bác như thế nào?
* Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị và sức ảnh hưởng từ lời dạy của Çhu tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2. Hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luận với đề bài sau đây:
Trong lớp anh (chị) có mội sô bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ ”Cái khó bó cái khôn ” để tự biện hộ. Theo anh (chị), nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào?
Dàn bài tham khảo:
a) Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Từ những khó khăn thường xuyên gặp phải và phải vượt qua trong cuộc sống con người ⟶ ông cha ta có câu tục ngữ "Cái khó bó cái khôn".
b) Thân bài:
-
Copyright © 2021 HOCTAP247