I. TÁC DỤNG CỦA VIỆC LẬP DÀN Ý
- Lập dàn ý của một bài văn nghị luận là việc chọn lọc, sắp xếp và triển khai hệ thống các luận điểm, luận cứ theo hố cục ba phần: mở bài (giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề), thân bài (triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ), kết bài (nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề).
- Nắm được trọng tâm để triển khai hợp lí, bao quát được những nội dung chủ yếu, tránh được tình trạng xa đề, lạc ý, bỏ sót ý
- Chủ động và phân phối thời gian làm bài hợp lí, thời gian sẽ không quá thừa với luận điểm này, quá thiếu với luận điểm kia.
- Đảm bảo được tính mạch lạc cân đối giữa các phần trong bài viết.
II. CÁCH LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Muốn lập được dàn ý cho bài nghị luận cần:
+ Nhận thức đúng đề bài nghị luận (kiểu bài nghị luận, vấn đề nghị luận, phạm vi tài liệu).
+ Tìm ý cho bài văn. Tìm ý chính là tìm ra các luận điểm, luận cứ, từ khái quát đến cụ thể, chi tiết.
+ Lập dàn ý là việc lựa chọn, sắp xếp, triển khai các luận điểm, luận cứ lồng vào bố cục ba phần sao cho hợp lí.
Rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận và hình thành thói quen lập dàn ý trước khi viết.
Đề bài: Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M. Go-rơ-ki có viết: "Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới".
Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên
a. Mở bài
- Trong cuộc sống, giá trị vật chất và giá trị tinh thần đều cần thiết cho con người. Thiếu chúng nhân loại không thể tồn tại
- Trong các món ăn tinh thần, sách chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Thử hình dung nếu một ngày sách biến hết khỏi hành tinh này thì con người sẽ trở lên đau khổ cô đơn biết nhường nào?
- M. Go-rơ-ki đã đúng khi đề cao: "Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới".
b. Thân bài:
- Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu con người:
+ Từ khi con người phát minh ra giấy và nước... thì sách luôn là bạn đổng hành cùng nhân loại.
+ Sách lưu giữa những giá trị tinh thần vô giá: đời sống nhân loại qua những thời kì lịch sử, những nguyên tắc đối nhân xử thế, những ước mơ của con người ngàn xưa.
+ Sách là kho bách khoa, là cẩm nang kì diệu con người.
+ Sách mở rộng những chân trời mới.
+ Sách đưa con người phiêu du ngược thời gian về với những nền văn minh cổ xưa, với những Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Ba-bi-lon...
- Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách:
+ Những kẻ độc tài phi nhân tính thường căm thù sách: Tần Thủy Hoàng, Hit le...
+ Tuy nhiên không phải cuốn sách nào cũng có giá trị. Có loại sách tốt nhưng cũng có loại đem lại nguy hại cho con người. Cần có sự tỉnh táo khi chọn sách.
- Cần kết hợp giữa thực tế và văn chương.
c. Kết bài
- Sách có một khả năng rất lớn trong việc nâng cao tầm hiểu biết cho con người.
- Mãi mãi sách là người bạn đồng hành không thể thiếu của con người.
LUYỆN TẬP
1. Sau đây là một đề làm văn:
Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "Có tài mà không có đức là ngưòi vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. ".
Theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?
Một bạn đã tìm được một số ý:
a) Giải thích khái niệm tài và đức.
b) Có tài mà không có đức là người vô dụng.
c) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Hãy:
- Bổ sung các ý còn thiếu.
- Lập dàn ý cho bài văn.
Trả lời:
a. Bổ sung các ý:
- Mối quan hệ giữa tài và đức trong mỗi người.
- Trong quá trình rèn luyện, cần phải thường xuyên phấn đấu để hướng đến sự hoàn thiện tài và đức.
b. Lập dàn ý:
Dàn bài tham khảo:
I. Mở bài:
- Giới thiệu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh (có thể dẫn dắt bằng cách nêu xuất xứ của lời dạy hoặc nêu lên tầm quan trọng của tài và đức... ).
- Định hướng tư tưởng cho bài viết (khẳng định tính đúng đàn cho lời dạy).
II. Thân bài:
- Hiểu lời dạy của Bác như thế nào?
+ Giải thích khái niệm tài và đức.
+ Tại sao có tài mà không có đức là người vô dụng.
+ Tại sao có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó?
+ Đức và tài có quan hộ như thế nào nào trong mỗi con người?
-Vận dụng lời dạy của Bác như thế nào?
+ Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân.
+ Bản thân vận dụng lời dạy của Bác như thế nào?
III. Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị và sức ảnh hưởng từ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luận với đề bài sau đây:
Trong lớp anh (chị) có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ ”Cái khó bó cái khôn ” để tự biện hộ. Theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào?
Trả lời:
Dàn bài tham khảo:
a. Mở bài
Giới thiệu vấn đề: Trong cuộc sống, đôi khi những khó khăn của hoàn cảnh làm ảnh hưởng tới việc phát huy khả năng của con người. Vì thế, tục ngữ có câu: "Cái khó bó cái khôn”.
- Định hướng tư tưởng cho bài viết: Câu tục ngữ có những mặt đúng, có những mặt chưa đúng. Khi vận dụng câu tục ngữ vào thực tiễn cuộc sống cần có sự linh hoạt.
b. Thân bài
Ý 1. Giải thích ý nghĩa tục ngữ:
- "Cái khó": Những khó khăn thực tế cuộc sống như hoàn cảnh kinh tế eo hẹp, điều kiện làm việc thiếu thốn, môi trường sống khắc nghiệt...
- "Cái khôn". khả năng suy nghĩ sáng tạo cũng như nhận thức đúng đắn về sự vật, sự việc, dự tính, phán đoán được hướng phát triển của vấn đề, đề ra những cách thức, giải pháp tốt để thực hiện công việc...
- "Cái khó bó cái khôn": "bó" là sự trói buộc, kìm hãm. Những khó khăn trong cuộc sống trói buộc khả năng nhận thức, suy nghĩ, sáng tạo,....của con người (giống như một số bạn học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập vậy).
Câu tục ngữ đúc rút một thực tế là: Những khó khăn trong cuộc sống hạn chế nhiều đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người. Bài học này có mặt đúng, có mặt chưa đúng:
- Mặt đúng: Con người bao giờ cũng chịu ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh (ít hay nhiều). Chẳng hạn, những bạn có điều kiện thuận lợi như gia đình giàu có, thời gian nhiều, tài liệu đủ, thầy giỏi, bạn tốt.. .sẽ có thể học tốt hơn những bạn nhà nghèo, thời gian dành cho học tập ít, điều kiện lài liệu, thầy, bạn...cũng thiếu thốn.
- Mặt chưa đúng: Bài học mà câu tục ngữ nêu ra còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò của cá nhân trong việc vươn lên trên hoàn cảnh, thậm chí cải tạo hoàn cảnh. Bằng chứng là nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn vẫn học tốt, ngược lại nhiều bạn có điều kiện thuận lợi nhưng do ỷ lại nên vẫn học yếu.
Ý 2. Vận dụng câu tục ngữ vào thực tiễn cuộc sống, học tập:
- Trước khi làm bất kì một việc gì, cần tính đến những điều kiện khách quan, lường trước những khó khăn.
- Nhưng trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải đặt lên hàng đầu sự nỗ lực chủ quan, lấy ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn làm tiền đề cho sự thành công.
c. Kết luận
Đánh giá chung: Hoàn cảnh khó khăn như những thách thức trên bước đường chinh phục. Khó khăn càng nhiều thì khi đạt tới đỉnh cao ta càng thấy giá trị của vinh quang. Câu tục ngữ giúp ta nhận thức được một thực tế nhưng hiểu cặn kẽ mọi mặt sẽ khiến ta không nản lòng.
Copyright © 2021 HOCTAP247