Lập dàn ý bài văn nghị luận

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1.  Sau đây là một đề làm văn:

Trong một lần nói chuyện với học sinhChủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "Có tài mà không có đức là ngưòi vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. ".

Theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào? 

Một bạn đã tìm được một số ý:

a) Giải thích khái niệm tài và đức.

b) Có tài mà không có đức là người vô dụng.

c) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

Hãy:

- Bổ sung các ý còn thiếu.

- Lập dàn ý cho bài văn.

-Cần bổ sung một 8ố điểm còn thiếu:

   +Đức và tài có quan hộ gắn bó không rời trong mỗi cá nhân.

   +Cần phải thường xuyên tu dưỡng rèn luyện phấn dấu dể trở thành con người toàn diện có cả tài lẳn đức.

  -Lập dàn ý cho bài viết.

+Mở bài:

  • Đặt vấn đề nêu lên lòi dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Định hướng tư tưởng của bài viết.

+Thân bài:

  • Giải thích làm rõ nghĩa câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc dối với việc rèn luyện tu dưỡng phấn đấu của từng con người.

+Kết bài:

      Cần phải thường xuyên rèn luyện phấn dấu để trỏ thành con người toàn diện có cả tài lẫn đức.

Câu 2. Hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luận với đề bài sau đây:

Trong lp anh (chị) có một số bạn gặp khó khăn trong đời sng nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ ”Cái khó bó cái khôn ” để tự biện hộ. Theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng câu tục ngữ này như thế nào?

I. Tìm hiểu đề bài

  1. Thể loại: Bình luận.
  2. Nội dung: Suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa hoàn cảnh khách quan và chủ quan. Có đúng là khó khăn trong cuộc sống trói buộc được khả năng con người không?
  3. Tư liệu: Lấy dẫn chứng thực tế cuộc sống làm cơ sô cho nội dung trình bày.
  4. Lưu ý: Trước khi đi vào bình luận nèn xác định ý nghĩa của câu tục ngữ.

II. Dàn bài

A. Đặt vấn đề

— Những khó khăn trong cuộc sống thường hạn chế việc phát huy khả năng của con người. Từ thực tế đó, tục ngữ có câu: “Cái khó bổ cái khôn". Câu tục

   Câu tục ngữ trên có giá trị như thế nào? Ta cđn hiểu và vận dụng vào cuộc sống sao cho đúng?

B. Đặt vấn đề

    1. Ý nghĩa câu tục ngữ

        a. " Cái khó"  là những khó khăn trong thực tế; "bó" là sự trói buộc, "cái khôn" là khả năng suy nghĩ sáng tạo

        b. Ý câu tục ngữ: Khó khốn trong cuộc sống hạn chế nhiều đến việc phát huy tài n&ng, sức sáng tạo của con người.

2. Mật đúng và mặt chưa đúng của vấn đề

      a. Nhận xét trên ỉà đúng. Sự phát triển chủ quan bao giờ cùng chịu ảnh hưởng của tác động khách quan. Ví dụ: Có điều kiện thuận lợi trong học tập (có thời gian, đủ sách vở, chỗ học tốt) thì ta có thể học tập tốt. Ngược lại, hoàn cảnh khố khăn, thì kết quả học tập của ta bị hạn chế.

      b. Tuy vậy, nhận xét trên mới nêu lên một mặt của vấn đề: tác động của hoàn cảnh khách quan. Ta cần nhìn thấy một mát khác: trong việc phát huy tài năng con người, sự nỗ lực chỏ quan là yếu tố quyết dịnh.

      Ví dụ: Trường hợp Nguyễn Đình Chiểu. Ông gặp những khó khăn tưởng chừng không thể nào vượt qua: mù mắt, vợ bỏ đường thi cử dở dang. Trong hoàn cảnh đó nếu thiếu nghi lưc con người ta dễ buông tay phó cho sô' mệnh. Và như vậy tất nhiên sẽ là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Với ý chí nghị lưc kiên cường, Nguyễn Đình Chiểu đã vượt qua khó khăn: dạy học, làm thuốc, viết sách thuốc, sáng tác văn thơ. Ở lĩnh vực nào ông cũng tỏ ra xuất sắc, có những cống hiến lớn lao cho xã hội.

      Trường hợp Nguyễn Ngọc Ký (người Hải Hậu - Nam Hà), bị liệt cả hai tay, vẫn kiên trì tập viết bằng chân. Anh đã tốt nghiệp đại học.

   Trên đây là hai trong muôn vàn dẫn chứng. Học sinh có thể lấy thêm những dẫn chứng gần gũi khác.

   Với những người có ý chí, nghị lực thì “cái khó” không thể nào “bó” nổi “cái khôn”.

3. Bài học rút ra

    a. Tính toán công việc, đặt kế hoạch... thì phải tính đến những điều kiện khách quan, nhưng ta không để hoàn cảnh khách quan trói buộc, không chờ hoàn cảnh thuận lợi mới làm việc.

    b.Trong hoàn cảnh nào cũng đặt lên hàng đầu sự nỗ lực chủ quan, lấy ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn, So với Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Ngọc Ký khó khân của ta chưa dáng kể.

C. Kết thúc vấn đề

Cần khẳng dinh:

      - Hoàn cảnh càng khó khăn, ta càng phải quyết tâm khắc phục.

      - Khó khản chính là môi trường rèn luyện bản lĩnh, giúp ta thành công trong cuộc sống. "Gian nan rèn luyện mới thành công” (Nghe tiếng giã gạo Hồ Chí Minh). Hoặc: "Cái khó lại làm ló cái khôn" như cha ông ta đã nói.

Copyright © 2021 HOCTAP247