Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Lập dàn ý bài văn nghị luận Soạn bài: Lập dàn ý bài văn nghị luận (Siêu ngắn)

Soạn bài: Lập dàn ý bài văn nghị luận (Siêu ngắn)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1. Khái niệm: Lập dàn ý là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản.

Hai thao tác chính: Lựa chọn và Sắp xếp.

2. Tác dụng.

a. Giúp người viết:

- Xác định được trọng tâm của đề bài.

- Bao quát được nội dung chủ yếu của bài văn.

- Phân bố thời gian hợp lí khi làm bài.

b. Tránh được:

- Tình trạng xa đề, lạc đề, lặp ý...

- Bỏ sót ý, triển khai ý không cân xứng.

⇒ Lập dàn ý có vai trò vô cùng quan trọng đối với làm văn, là thao tác cần thiết để có một bài văn tốt.

1. Tìm ý cho bài văn.

a. Xác định luận đề

Bài văn cần làm sáng tỏ luận đề: Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới

⇒ Đây là một ý kiến xác đáng, cần tán thưởng và làm theo.

b. Bài làm có ba luận điểm cơ bản:

(1) Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người.

(2) Sách mở rộng trước mắt mỗi chúng ta những chân trời mới.

(3) Từ ý nghĩa đó, mỗi chúng ta cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách.

c. Tìm luận cứ cho các luận điểm.

- Các luận cứ cho luận điểm (1):

   + Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người.

   + Sách là kho tàng tri hức của nhân loại.

- Các luận cứ cho luận điểm (2):

   + Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực về thế giới tự nhiên và xã hội.

   + Sách giúp ta vượt qua không gian và thời gian.

   + Sách là người bạn tâm tình gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện vè nhân cách của mình.

- Các luận cứ cho luận điểm (3):

   + Nên đọc và làm theo các loại sách tốt, phê bình sách có hại.

   + Tạo thói quen chọn lựa sách, hứng thú đọc và học theo các sách có nội dung tốt

2. Lập dàn ý.

a. Mở bài: Mở bài trực tiếp

- Nêu khái quát vai trò tác dụng của sách trong đời sống.

- Dẫn câu nói của M. Go – rơ – ki.

b. Thân bài

Gồm các luận điểm sau:

- Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người (ghi lại những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội):

   + Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người.

   + Sách là kho tàng tri thức của nhân loại.

- Sách mở rộng trước mắt mỗi chúng ta những chân trời mới.

   + Sách giúp ta hiểu biết mọi lĩnh vực về thế giới tự nhiên và xã hội.

   + Sách giúp ta vượt qua thời gian và không gian.

   + Sách là người bạn tâm tình gần gũi, giúp ta tự hoàn thiện về nhân cách của mình.

- Mỗi chúng ta cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách.

   + Nên đọc và làm theo các loại sách tốt, phê phán sách có hại.

   + Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú đọc và học theo các sách có nội dung tốt.

   + Học những điều hay trong sách bên cạnh việc học trong thực tế cuộc sống.

c. Kết bài: bằng cách mở rộng vấn đề

- Tình hình thị trường sách hiện nay phức tạp ra sao?

- Trong tình hình ấy, cần phải làm gì để lựa chọn sách tốt?

- Hiện nay, giới trẻ có thấy việc đọc sách còn hấp dẫn và mang lại hiểu quả cao nũa hay không?

Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

a. Bổ sung các ý thiếu.

- Tài và đức là hai mặt quan trọng, gắn bó khăng khít trong mỗi con người.

- Mỗi người cần phấn đấu, rèn luyện không ngừng để có cả tài và đức.

- Người có cả tài đức có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng đất nước.

b. Lập dàn ý.

- Mở bài:

   + Giới thiệu lời dạy của Hồ Chí Minh.

   + Khẳng định tính đúng đắn của lời dạy.

- Thân bài:

   + Luận điểm 1: Giải thích khái niệm tài và đức.

   + Luận điểm 2: Có tài mà không có đức là người vô dụng.

   + Luận điểm 3: Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.

   + Luận điểm 4: Cần thường xuyên rèn luyện để trở thành người có cả tài và đức, góp phần xây dựng đất nước.

- Kết bài:

   + Khẳng định lại tính đúng đắn và ý nghĩa lâu dài của lời dạy.

   + Liên hệ với vai trò, nhiệm vụ của mỗi người.

Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Mở bài: mở bài trực tiếp

Giới thiệu và dẫn dắt đến câu tục ngữ: “Cái khó bó cái khôn”.

- Thân bài: Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ

   + “Cái khó”: là những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.

   + “Cái khôn”: khả năng suy nghĩ, sáng tạo của con người.

   + Nêu ra bài học: Những khó khăn trong cuộc sống thường hạn chế nhiều đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người.

- Bài học có mặt đúng và chưa đúng.

   + Mặt đúng: Quá trình vận động, phát triển của mỗi cá nhân thường chịu ảnh hưởng tác động của hoàn cảnh khách quan.

Ví dụ: Có điều kiện thuận lợi trong học tập thì ta có thể học tập tốt. Hoàn cảnh khó khăn thì kết quả học tập của ta bị hạn chế.

   + Mặt chưa đúng: Bài học trên còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò của sự nỗ lực chủ quan của con người. Trong cuộc sống có rất nhiều dù gặp khó khăn nhưng họ vẫn nỗ lực vươn lên và thành công.

- Câu tục ngữ cho ta nhiều bài học quý

   + Trước khi suy tính làm vấn đề gì cần tính đến những điều kiện khách quan để hạn chế mức tối đa sự phụ thuộc của vấ đề đó vào những yếu tố bên ngoài.

   + Trong hoàn cảnh nào cũng đặt lên hàng đầu sự nỗ lực chủ quan, lấy ý chí và nghị lực để vượt qua khó khăn và thử thách để đạt thành công.

- Kết bài: cần khẳng định

   + Trước hoàn cảnh khó khăn ta càng phải quyết tâm và khắc phục

   + Cần có tâm thế sẵn sàng biến khó khăn thành môi trường để rèn luyện bản lĩnh, giúp ta thành công trong công việc.

Copyright © 2021 HOCTAP247