a. \(15 \times4 - 30+12 ;\)
b. \(\frac{15 + 5 }{3+1}-\frac{18}{5+1};\)
c. \(\frac{(10+2)^{2}}{(3+1)};\)
d. \(\frac{(10+2)^{2}-24}{(3+1)};\)
Lưu ý: chỉ sử dụng dấu ngoặc đơn để nhóm các phép toán.
Begin
writeln ('15*4 – 30 + 12 = ', 15*4-30+12);
writeln ('(10+5)/(3+1)-18/(5+1) = ‘, (10+5)/(3+1)-18/(5+1));
writeln ('(10+2)*(10+2)/(3+6) = ' , (10+2)*(10+2)/(3+6));
End.
Lưu ý: Các biểu thức Pascal được đặt trong câu lệnh writeln để in ra kết quả. Em sẽ có cách viết khác sau khi làm quen với khái niệm biến ở bài 4.
Gợi ý làm bài:
a) Viết các biểu thức trên dưới dạng biểu thức trong Pascal:
a. = 15*4 - 30 + 12 => Câu lệnh: Writeln('15*4-30+12= ', 15*4-30+12);
b. = (10+5)/(3+1)-18/(5+1) => Câu lệnh: Writeln('(10+5)/(3+1) - 18/(5+1)= ',(10+5)/(3+1) - 18/(5+1));
c. = (10+2)*(10+2)/(3+6) => Câu lệnh: Writeln('(10+2)*(10+2)/(3+1)= ', (10+2)*(10+2)/(3+1));
d. = ((10+2)*(10+2)-24)/(3+1) => Câu lệnh: Writeln('((10+2)*(10+2)-24)/(3+1)= ', ((10+2)*(10+2)-24)/(3+1));
b) Khởi động Pascal và gõ chương trình mẫu ở trên:
Để khởi động Pascal, các em thực hiện một trong hai cách sau:
Trước khi gõ chương trình mẫu, các em thực hiện: Vào bảng chọn File, chọn New để mở cửa sổ mới và bắt đầu soạn thảo chương trình.
c) Lưu chương trình với tên CT2.pas, dịch, chạy chương trình và kiểm tra kết quả nhận được trên màn hình.
Uses crt;
Begin
clrscr;
writeln (’16/3 = ‘ , 16/3);
writeln (’16 div 3 = ‘ , 16 div 3);
writeln (’16 mod 3 = ‘ , 16 mod 3);
writeln (’16 mod 3 = ‘ , 16 - (16 div 3)*3);
writeln (’16 div 3 = ‘ , (16-(16 mod 3))/3);
End.
Gợi ý làm bài:
a) Mở tệp mới và gõ chương trình mẫu: Tương tự câu b Bài 1 ở trên.
b) Dịch, chạy chương trình và kiểm tra kết quả: Tương tự câu c Bài 1 ở trên.
Nhận xét kết quả:
writeln (’16/3 = ‘ , 16/3) => Kết quả = 5.333333333...
writeln (’16 div 3 = ‘ , 16 div 3) => Kết quả = 5;
writeln (’16 mod 3 = ‘ , 16 mod 3) => Kết quả = 1;
writeln (’16 mod 3 = ‘ , 16 - (16 div 3)*3) => Kết quả = 1;
writeln (’16 div 3 = ‘ , (16-(16 mod 3))/3) => Kết quả = 5.
DIV: phép chia lấy phần nguyên;
MOD: phép chia lấy phần dư.
c) Thêm các câu lệnh tạm dừng màn hình sau mỗi câu lệnh writeln
Uses Crt;
Begin
Clrscr;
Writeln (‘16/3=’,16/3); Delay(5000);
Writeln (’16 div 3 =’,16 div 3); Delay(5000);
Writeln (’16 mod 3 =’, 16 mod 3); Delay(5000);
Writeln (’16 mod 3 =’,16-(16 div 3)*3); Delay(5000);
Writeln (’16 div 3 =’,(16-(16 mod 3))/3); Delay(5000);
End.
Nhận xét: Lệnh Delay(5000): tạm ngừng chương trình trong 5000 phần nghìn giây, sau đó chạy tiếp.
d) Thêm câu lệnh Readln vào trước từ khóa end
Uses Crt;
Begin
Clrscr;
Writeln (‘16/3=’,16/3);
Writeln (’16 div 3 =’,16 div 3);
Writeln (’16 mod 3 =’, 16 mod 3);
Writeln (’16 mod 3 =’,16-(16 div 3)*3);
Writeln (’16 div 3 =’,(16-(16 mod 3))/3);
Readln
End.
Nhận xét: Lệnh Readln tạm ngừng chương trình cho tới khi nhấn phím Enter.
Mở tệp CT2.pas và sửa 3 dòng lệnh cuối (trước từ khóa end) như bên dưới. Sau đó dịch, chạy lại chương trình xem kết quả.
writeln ('15*4 – 30 + 12 = ' , 15*4-30+12 : 4 : 2);
writeln ('(10+5)/(3+1)-18/(5+1) = ' , (10+5)/(3+1)-18/(5+1) :4 : 2);
writeln ('(10+2)*(10+2)/(3+6) = ' , (10+2)*(10+2)/(3+6) : 4 : 2);
Gợi ý làm bài:
Để mở tệp CT2.pas, các em thực hiện: Vào bảng chọn File, chọn Open mở tệp chương trình đã lưu trong đĩa.
Sau khi học xong Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán, các em cần ghi nhớ các nội dung:
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 8 Bài thực hành 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 3-Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Tin Học 8 HOCTAP247
Copyright © 2021 HOCTAP247