Đề 1: So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích đã cho.
Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
Thân bài:
Luận điểm 1: So sánh vẻ đẹp ngoại hình của Thúy Kiều và Thúy Vân
+ Thúy Vân: vẻ đẹp hài hòa, đầy đặn, đoan trang.
-Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
-Hoa cười ngọc thốt đoan trang
-Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
+ Thúy Kiều: vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà.
-Làn thu thủy, nét xuân sơn
-Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
-Nghiêng nước nghiêng thành
Luận điểm 2: So sánh tài năng của Thúy Kiều và Thúy Vân
+ Thúy Kiều có tài năng thiên bẩm, vượt trội về nhiều mặt.
-Thông minh vốn sẵn tính trời
-Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
-Cung thương làu bậc ngũ âm
-Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
-Khúc nhà tay lựa nên chương
Luận điểm 3: Kết luận
Mỗi người đẹp một vẻ đẹp riêng nhưng hình ảnh Kiều được khắc họa nổi bật hơn hẳn người em Thúy Vân.
Kết bài: Khẳng định tài năng miêu tả, đặc sắc nghệ thuật trong ngòi bút của Nguyễn Du.
Đề 2: Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình.
Mở bài: Giới thiệu vấn đề (Khẳng định mỗi tác giả đều có phong cách nghệ thuật riêng, giọng điệu riêng).
Thân bài:
Luận điểm 1: Giọng thơ của Nguyễn Khuyến.
-Làm sáng tỏ qua bài Câu cá mùa thu (chủ yếu là giọng thơ trầm lắng, buồn, chất chứa suy tư).
Luận điểm 2: Giọng thơ của Tú Xương.
-Làm sáng tỏ qua bài Vinh khoa thi Hương (giọng thơ trào phúng, chế giễu sâu cay).
Luận điểm 3: So sánh
-Khái quát lại sự khác nhau trong giọng thơ.
-Lý giải sự khác nhau đó (do đặc điểm phong cách nghệ thuật).
Kết bài: Khẳng định tài năng và cá tính sáng tạo riêng của mỗi tác giả.
Đề 3: Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
Thân bài:
Luận điểm 1: Người nông dân lam lũ, cần cù trong cuộc sống mưu sinh hằng ngày
-Côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó.
-Chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ
-Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn quen làm.
Luận điểm 2: Người nông dân bỗng chốc hóa phi thường, thành người nông dân nghĩa sĩ cao cả, đẹp đẽ.
-Bất chấp những thiếu thốn, khó khăn về vật chất, sẵn sàng chiến đấu với những vũ khí, trang bị thô sơ, đơn giản nhất.
-Lấy ít chọi nhiều, khiến tịch tan tác, hoảng sợ.
-Hi sinh anh dũng, hi sinh vì lý tưởng vì truyền thống dân tộc, vì lòng yêu nước.
Luận điểm 3: Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam xuất hiện hình tượng độc đáo này → sáng tạo của Nguyễn Đình Chiểu.
Kết bài: Khẳng định tài năng, tấm lòng của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
Đề 4: Những cảm nhận sâu sắc của anh chị qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận.
Thân bài:
Luận điểm 1: Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu.
-Xuất thân trong gia đình nhà nho, bố làm quan.
-Mẹ ông là vợ thứ.
-Ông học rộng tài cao.
-Gặp phải biến cố, bị mù mắt.
-Quay về Gia Định mở trường dạy học và bốc thuốc.
-Tham gia cuộc kháng chiến của dân tộc.
⇒Cuộc đời nhiều trắc trở nhưng cao đẹp, giàu lý tưởng.
Luận điểm 2: Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
+ Đặc sắc nội dung:
-Tư tưởng nhân nghĩa: gắn với thương dân.
-Tư tưởng yêu nước.
+ Đặc sắc nghệ thuật:
-Từ ngữ đậm màu sắc Nam Bộ, giản dị.
-Giọng điệu tha thiết, giàu sắc thái.
-…
Luận điểm 3: Cảm nhận, bình luận.
-Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu nhiều thách thức, trải qua thời kì biến động của đất nước → tạo nên vốn sống, sự bao quát hiện thực cho thơ văn.
-Ông là một người nghệ sĩ tài năng.
-Ông còn là một con người có phẩm chất đẹp đẽ, đáng quý.
Kết bài: Kết luận.
Copyright © 2021 HOCTAP247