Đề 2: b, Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:
Ta về, mình có nhớ ta
...
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
Việt Bắc là bài thơ lục bát mang tầm vóc của một trường ca dài 150 câu thơ, cảm xúc dâng lên mênh mông dào dạt. Bài thơ ra đời vào tháng 10 năm 1954, ngày giải phóng thủ đô Hà Nội. Đoạn thơ 10 câu dưới đây trích từ câu 43 đến câu 52 trong bài thơ " Việt Bắc " đã được tác giả tập trung hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc.
" Ta về mình có nhớ ta
...
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"
Trong hoài niệm của nhà thơ, núi rừng Việt Bắc hiện ra với vẻ đẹp đa dạng và phong phú. Trong những khoảng thời gian và không gian khác nhau, trong những thời tiết khác nhau núi rừng Việt Bắc được ví như "hoa" đã lần lượt hiện ra. Đan xen trong cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp đó hình tượng con người Việt Bắc gần gũi, mộc mạc hiện ra hòa hợp với thiên nhiên tạo nên sự gắn kết rất riêng của Việt Bắc.
Bằng sử dụng thiên nhiên, màu sắc đặc trưng của từng mùa làm chất liệu bốn mùa trong năm đã lần lượt đi qua với nhiều kỷ niệm, mỗi mùa lại có một hương vị rất riêng.
Để xua đi cái lạnh giá của mùa đông nơi rừng xanh thì tác giả đã nhớ đến những bông hoa chuối "đỏ tươi". Những bông hoa chuối này như những bó đuốc làm sáng rực cả khu rừng Việt Bắc. Con dao của người đi nương đi rẫy phản quang nắng ánh rất gợi cảm.
"Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng"
Màu xanh của núi rừng, màu đỏ tươi của hoa chuối, màu sáng lấp lánh của nắng chiếu lên những con dao… đã làm nổi bật lên sức sống tiềm tàng, mãnh liệt làm chủ thiên nhiên của con người Việt Bắc. Không những thế, bằng cách miêu tả này Tố Hữu còn giúp bức tranh rừng Việt Bắc bỗng trở nên ấm áp lạ thường, mất đi sự hoang sợ lạnh lẽo.
Xuân sang, núi rừng Việt Bắc ngập trắng hoa mơ, một màu trắng tinh khôi, dịu nhẹ phủ kín cả cánh rừng. "mơ nở trắng rừng" gợi nên hình ảnh hoa mơ bao phủ khắp mọi cánh rừng Việt Bắc màu trắng thanh khiết, mênh mông và bao la:
"Ngày xuân mở nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi nan"
Hè sang, núi rừng Việt Bắc sống động hơn hẳn lên cùng với cảnh sắc của những cây phách là tiếng ve kêu râm ran như những bản nhạc rừng. Tiếng ve kêu là âm thanh những tác giả lại cảm nhận bằng màu sắc vàng rực, sóng sánh đổ loang cả rừng phách. Từ "đổ" diễn ta sự thay đổi luân phiên về thời gian mang đến cho người đọc cảm nhận sự chuyển biến giữa các mùa.
Câu thơ thứ hai lại là một câu thơ giàu âm điệu và thanh nhạc: có vần lưng: "gái" vấn với "hái" có điệp âm M: măng – một -mình. Đây là những vần nên họa nên nhạc, tạo nên một không gian nghệ thuật đẹp và vui. Dù " cô gái hái măng một mình" những không hề cảm thấy lẻ loi mà vẫn mang nét trẻ trung, yêu đời trong thơ Tố Hữu.
Thu về dưới ánh trăng thu vằng vặc mang đến vẻ thanh bình trong sáng cho vùng đất nơi đây. Người cán bộ về xuôi nhớ vầng trăng Việt Bắc giữa rừng thu trăng rọi qua tán lá xanh, trăng thanh mát rượi màu hoa bình nên thơ. Câu thơ đã gợi nên được sắc thanh bình, thơ mộng trong ánh sáng dịu dàng của trăng sau chín năm kháng chiến. Trong đêm trăng thanh bình rất hợp với những câu hát giao duyên. Bởi thế, kết của đoạn thơ là nỗi nhớ về tiếng hát:
"Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"
Cùng với đó để tạo nên sự biến chuyển về thời gian lúc giao mùa tác còn mô theo chiều dọc của thời gian. Buổi sáng "mơ nở trắng rừng" trưa thì thì nắng vàng như mật, đêm về thì trăng soi sáng cả cánh rừng.
Giữ bức tranh đầy màu sắc rực rỡ đó hình ảnh con người Việt Bắc xuất hiện đã khiến bức tranh trở nên hài hòa và sinh động hơn hẳn. Bằng thủ pháp một câu tả cảnh một câu tả người đã giúp con người và thiên nhiên đan xen vào nhau một cách hài hòa. Và đó là những con người đang hăng say lao động làm việc. Kẻ "dao gài thắt lưng", người "đan nón", "cô em gái hái măng một mình" và đâu đây vang vọng tính hát của ai đó giữa núi rừng Việt bắc….
Bằng việc sử dụng các màu sắc rực rỡ nổi bật như: xanh, đỏ, vàng, trắng… từ câu thơ như đập mạnh vào cảm giác người đọc. Khiến người cảm nhận được bức tranh tứ bình sinh động trong từ câu thơ. Thiên nhiên Việt Bắc trong thơ Tố Hữu rất hữu tình, mang vẻ đẹp cổ điển. Con người được nói đến không phải là ngư, tiều, canh, mục mà là người đi nương rẫy, người đan nón, cô em gái hái măng là những ai đang hát ân tình thủy chung. Tất cả những nét tốt đẹp của đồng bào Việt Bắc : Cần cù, làm chủ thiên nhiên và là chủ cuộc đời lao động, kiên nhẫn khéo léo, tài hoa, lạc quan yêu đời, ân tình thủy chung với cách mạng và kháng chiến.
Cũng qua những câu thơ trên chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp mềm mại, chân chất bình dị của con người Việt Bắc. Những con người nơi đây đối xử với nhau bằng tình bằng tình nghĩa mặn mà thủy chung bằng tấm lòng thủy chung "trước sau như một ".
Cùng bằng việc gợi nhớ về hình ảnh về con người, thiên nhiên nhà thơ đã thể hiện một tình cảm nhớ thương da diết giữa ‘ta’ và ‘mình’ . Mối tình mười lăm năm chia ngọt sẻ bùi đã ăn sâu vào tiềm thức người đi, để rồi mỗi khi nhớ lại vẫn luôn bùi ngùi xúc động. Nỗi nhớ tha thiết bồi hồi như thấm sâu và cảnh vật và lòng người kẻ ở người về, mình nhờ ta, ta nhớ mình. Tình cảm ấy vô cùng sâu nặng biết bao ân tình thủy chung. Năm tháng sẽ qua đi nhưng tiếng hát ân tình thủy chung ấy mãi mãi như một dấu son đỏ thắm in đậm vào lòng người.
Bằng giọng văn lục bát nhẹ nhàng đằm thắm, đã mang đến âm hưởng trữ tình ngọt ngào. Như một khúc dân ca ngọt ngào để lại trong lòng ta những tình cảm sâu lắng, dịu dàng.
Đoạn thơ nói riêng bài thơ Việt Bắc nói chung đã gợi lên trong lòng người đọc tình yêu Việt Bắc, niềm tự hào về đất nước và con người Việt Nam. Đoạn thơ " nhịp mãi một tấm lòng sử điệp" để ta thương, ta nhớ về mối tình Việt Bắc, mối tình kháng chiến.
Copyright © 2021 HOCTAP247