Dàn ý phân tích đây thôn vĩ dạ khổ 1

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Dàn ý phân tích đây thôn vĩ dạ khổ 1

      Ở phần phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ dưới đây, một khung cảnh thiên nhiên rực rỡ đầy màu sắc hiện lên đẹp đến rung động lòng người. Thế nhưng điều khiến độc giả phải thực sự cảm động chính là trong đó chứa cả chuyện tình sâu sắc nhưng đầy bi kịch của Hàn Mặc Tử và bà Hoàng Thị Kim Cúc.

Phân tích đây thôn Vĩ Dạ khổ đầu

Mở bài phân tích đây thôn vĩ dạ khổ 1

-      Thơ Hàn Mặc Tử luôn gắn bình với thế giới bên ngoài, với cảnh vật xung quanh và với tình cảm nồng thắm của cá nhân, và khổ 1 bài thơ đây thôn Vĩ Dạ cũng không hề ngoại lệ.

Thân bài phân tích khổ 1 đây thôn vĩ dạ 

Phân tích câu thơ đầu đây thôn Vĩ Dạ

                              Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

-      Một cái tôi trữ tình đau thương nhưng cũng lại đong đầy khao khát

-      Câu hòi tu từ mang đầy ý nghĩa và sắc thái khác nhau, có thể hiểu theo nhiều nghĩa: 

-      Lời trách móc của cô gái cho chàng trai

-      Lời mời gọi tha thiết đến chơi thôn Vĩ

-      Lời tự trách móc và tiếc nuối của chính tác giả

-      Bảy chữ của câu thơ đều là bảy thanh bằng => âm điệu bài thật dịu dàng, nhẹ nhàng, thanh khiết khiến ta phải có chút bâng khuâng trong lòng

Phân tích hai câu thơ tiếp theo

                              Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên

                              Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

-      Vẻ đẹp hàng cau, nắng đầy tinh khôi và thanh khiết chính là thứ đầu tiên xuất hiện trong đầu Hàn Mặc Tử

-      Tại sao đây lại là hình ảnh đầu tiên Hàn Mặc Tử nhớ đến, cũng thường là thứ gây ấn tượng nhiều nhất với độc giả? 

-      Điều đó có thể giải thích bởi bài thơ có phần xuất phát từ việc tác giả nhớ đến lần ghé qua thôn Vĩ Dạ, nơi người yêu ông - Bà Hoàng Thị Kim Cúc sinh ra và lớn lên

-      Cây cau vẫn gợi tình yêu đôi lứa, năng mới đẹp nhưng qua nhanh cũng giống như mối tình này của ông. 

-      Khu vườn tuyệt đẹp thể hiện qua 2 tính từ “Mướt” và “Xanh như ngọc”. Một bức tranh quê rực rỡ, tươi mới và tràn đầy sức sống hiện ra rõ một một

=> Không chỉ là sức sống của cảnh vật mà còn cả của người sáng tác

Phân tích câu thơ cuối

                              Lá trúc che ngang mặt chữ điền

-      Khuôn mặt chữ điền ẩn hiện sau lá trúc là khuôn mặt phúc hậu, hiền lành, trung thực

-       Lá trúc ấy phải ở trong vườn ngọc kia, nó che khuất, che lấp cả sự phúc hậu, hiền lành, trung thực, trở thành trở lực ngăn cách tình người

Kết bài phân tích khổ đầu đây thôn vĩ dạ

-      Hàn Mặc Tử đã khai thác một cách xuất sắc vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên và con người xứ Huế

-      Ẩn trong đó là bi kịch tình yêu của người sáng tác, khi tương lai của ông và bà Hoàng Thị Kim Cúc bị đe dọa bởi căn bệnh hiểm nghèo.

Copyright © 2021 HOCTAP247