Nghị luận văn học Đây thôn vĩ dạ - Ngữ văn 11
Bài viết hôm nay xin giới thiệu với các bạn về bài nghị luận văn học bài thơ Đây thôn vĩ dạ!
Hàn Mạc Tử là một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới của Việt Nam. Ông làm thơ từ năm 14, 15 tuổi, bắt đầu bằng thơ cổ điển Đường luật, sau chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng thơ mới lãng mạn. Qua diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn của thơ Hàn Mặc Tử, người ta vẫn thấy rõ một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế. Tác phẩm chính: Gái quê (1936), Thơ Điên (1.938), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm cháu duyên, Duyên kì ngộ (kịch thơ, 1939), Quần tiên hội (kịch thơ), Chơi giữa mùa trăng (thơ văn xuôi, 1940). Bài thơ Đây thôn vĩ dạ là một tác phẩm nổi tiếng của ông.
Mở đầu bài thơ là khung cảnh nên thơ của thôn Vĩ được tái hiện lên qua con mắt tinh tường của tác giả. Đó là cảnh thôn Vĩ Dạ trong một buổi sáng “nắng mới lên”, ngày mới bắt đầu. Hai nét vẽ thật tài hoa: một nét trên cao, nắng ban mai rực rỡ, nhảy múa lung linh trên những hàng cau; một nét dưới thấp, màu xanh mướt, như ngọc của vườn câv sum sê hoa trái.
Bút pháp tả cảnh của thi nhân ở đây thật tinh tế: có “nắng mới lên” thì sương mới tan và vườn cây mới “mướt” (loang loáng nước), và có “mướt” thì mới “xanh như ngọc” được (một màu xanh trong suốt). Tất cả gợi lên một cảnh vườn quê đẹp và đầy sức sống – cảnh vườn quê gần gũi, thân qưen của bao vườn quê nhưng lại có nét thơ mộng trữ tình riêng của Vĩ Dạ. Phải yêu thôn Vĩ lắm, thì trong hồi tưởng của mình, cảnh vườn quê thôn Vĩ mới sống dậy lung linh, rạo rực trong câu thơ như thế. Với hai câu thơ này, hàng cau quê hương và màu xanh làng quê đất Việt có thêm một giá trị mới trong ngòi bút thơ đầy phát hiện của Hàn Mặc Tử.
Cảnh đẹp nhưng lòng nhà thơ lại nuối tiếc, xót đau vì cảnh ấy đâu còn là của mình nữa?! Câu hỏi mở đầu bài thơ đã cho ta thấy điều đó: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Đây là lời tự vấn lòng mình của Hàn Mặc Tử. Biết không về được với cảnh cũ người xưa một thời yêu dấu mà vẫn cứ phải hỏi thì nỗi đau đó phải day dứt, nhức nhối lắm. Và một chữ “ai” vừa như phiếm chỉ lại như xác định, nhói lên một nỗi đau khiến cho vết thương lòng chảy máu: Vườn ai mướt quá xanh như ngọc. Đâu còn là vườn của mình nữa, đã là vườn của ai rồi, làm sao mà về lại nữa? Và cũng không thể về được trong hoàn cảnh bệnh tật hiểm nghèo, khi Thần Chết đang từng ngày chờ ông. Ở đây có sự đối lập giữa Đẹp và Đau: Cảnh càng Đẹp thì lòng càng Đau. và lòng thi nhân càng Đau thì cảnh thôn Vĩ hiện lên càng Đẹp qua nỗi nuối tiếc, xót xa của Hàn Mạc Tử.
Bốn câu thơ gợi lên bốn hình ảnh gió, mây, sông, trăng vốn là những thi liệu quen thuộc, đặc biệt trong Thơ mới lúc bấy giờ. Chỉ có điều, ở đây thi sĩ không tả một phong cảnh có gió, mây, sông, trăng mà dùng hình ảnh đó để nói lên tâm trạng của con người. Nếu để ý, sẽ thấy sự liên hệ nội tại của bốn câu thơ là sự liên hệ của lôgíc tâm trạng chứ không phải sự liên hệ của lôgíc miêu tả. Và ở đây chính là tâm trạng xót đau, tuyệt vọng của nhà thơ trong một mối tình xa xăm, vô vọng: Gió theo lối gió, mây đường mây.
Gió, mây đã đi ngược lại với quy luật của thiên nhiên: câu thơ bộc lộ rõ cái ý đoạn tuyệt, vĩnh quyết “anh đi đường anh, tôi đường tôi”! Vì thế mà “dòng nước buồn thiu” - nỗi buồn cô đơn của tác giả. Hi vọng vẫn còn nhưng hoài nghi đã lấn át cả hi vọng. Câu hỏi từ từ vang lên một chữ kịp đầy khắc khoải, lo âu. Mới biết trong nỗi đau, trong sự bất lực của mối tình vô vọng, vẫn là một tấm lòng tha thiết của nhà thơ với cuộc sống và con người.
Nhờ thiên nhiên không được, cuối cùng, chỉ còn một con đường là tìm về với con người, may chăng, có cứu rỗi cho mình được không? Nhưng người yêu giờ đây chỉ còn trong mơ, lại là “mơ khách đường xa, khách đường xa” (láy lại hai lần để nhấn mạnh cái ý “xa lắm”) và dường như đã “tuột khỏi tay nhà thơ” đến mức Áo em trắng quá nhìn không ra! Trong tâm trạng tuyệt vọng đó, nhà thơ hoài nghi tất cả: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Có phải “sương khói cuộc đời” đã làm mờ ảnh hình của con người? Và thi nhân đã trút một tiếng thở dài cho mối tình xa xăm, vô vọng của mình: Ai biết tình ai có đậm đà Chút hoài nghi trong câu thơ là có thực, là đúng với tâm trạng Hàn Mặc Tử lúc bấy giờ nhưng chính cái hoài nghi này lại biểu hiện niềm tha thiết với cuộc đời của nhà thơ. Bởi đây không phải là một câu nghi vấn khẳng định mà chỉ là một nỗi niềm băn khoăn, day dứt trong lòng nhà thơ (hai đại từ nhân xưng “ai” phiếm chỉ trong câư thơ đã nói lên ý đó). Trong băn khoăn, day dứt vẫn còn niềm hi vọng. Và đó chính là niềm thiết tha với cuộc đời của Hàn Mặc Tử ngay cả khi ông gặp nhiều đau thương, bi kịch nhất như lúc viết nên những câu thơ xót đau trong bài thơ này.
Trên đây là toàn bộ kiến thức mà muốn chia sẻ về bài nghị luận văn học bài Đây thôn vĩ dạ!
Copyright © 2021 HOCTAP247