Muốn tìm \(\frac{m}{n}\) của số b cho trước, ta tính \(b.\frac{m}{n}\,\,(m,n\, \in \,\mathbb{N},\,n\, \ne 0)\)
Ví dụ 1: Lớp 6A có 45 học sinh, trong đó \(\frac{2}{3}\) số học sinh thích bóng đá, 60% thích đá cầu, \(\frac{2}{9}\) thích chơi bóng bàn và \(\frac{4}{{15}}\) thích chơi bóng chuyền. Tính số học sinh lớp 6A thích đá bóng, đá cầu, bóng bàn, bòng chuyền.
Giải
Để tính số học sinh lớp 6A thích đá bóng, ta phải tìm \(\frac{2}{3}\) của 45 học sinh.
Muốn thế, ta chia 45 cho 3 rồi nhân kết quả với 2, tức là ta nhân 45 với \(\frac{2}{3}\)
Ta có: \(45.\frac{2}{3} = 30\) (học sinh)
Cũng vậy, để tính số học sinh thích đá cầu, ta phải tìm 60% của 45 học sinh.
Như thế, ta phải chân 45 với 60% được:
\(45.60\% = 45.\frac{{60}}{{100}} = 27\) (học sinh)
Ví dụ 2: Tìm
a. \(\frac{2}{5}\) của 40
b. \(\frac{5}{6}\) của 48000 đồng
c. \(4\frac{1}{2}\) của \(\frac{2}{5}\) kg
Giải
a. \(\frac{2}{5}\) của 40 là 16
b. \(\frac{5}{6}\) của 48000 đồng là 40000 đồng
c. \(4\frac{1}{2}\) của \(\frac{2}{5}\) kg là 1,8 kg
Ví dụ 3: Một quả cam nặng 300g. Hỏi \(\frac{3}{4}\) quả cam nặng bao nhiêu?
Giải
\(\frac{3}{4}\) quả cam
\(300{\rm{ }}.\frac{3}{4} = \) 225g
Bài 1: Bốn thửa ruộng thu hoạch được tất cả 1 tấn thóc. Số thóc thu hoạch ở ba thửa ruộng đầu lần lượt bằng \(\frac{1}{4};\,0,4\) và 15% tổng số thóc thu hoạch ở cả bốn thửa. Tính khối lượng thóc thu hoạch được ở thửa thứ tư.
Giải
Phân số chỉ số thóc thu hoạch được ở thửa thứ tư:
\(1 - \left( {\frac{1}{4} + \frac{2}{5} + \frac{{15}}{{100}}} \right) = \frac{1}{5}\) (tổng số thóc)
Khối lượng thóc hoạch được ở thửa thứ tư:
\(1000kg.\frac{1}{5} = 200kg\)
Bài 2: \(\frac{2}{5}\) của số a là 480. Tìm 12,5% của số a.
Giải
Số \(a = 480:\frac{2}{5} = 1200\)
12,5% của số a là 1200 . 12,5% = 150.
Bài 3: Một số có ba chữ số, chữ số hàng trăm là 4.
Nếu chuyển chữ số 4 xuống sau chữ số hàng đơn vị thì được số mới bằng \(\frac{3}{4}\) số ban đầu. Tìm số ban đầu.
Giải
Gọi số phải tìm là \(\overline {4ab} \). Theo đề bài, ta có:
\(\overline {ab4} = \frac{3}{4}.\overline {4ab} \) hay \(4.\overline {ab4} = 3.\overline {4ab} \)
Ta lần lượt có:
\(4.(10\overline {ab} + 4) = 3.(400 + \overline {ab} )\)
\(40\overline {ab} + 16 = 1200 + 3\overline {ab} \)
\(37\overline {ab} = 1184\)
\(\overline {ab} = 32\)
Số ban đầu là 432
Qua bài giảng Tìm giá trị phân số của một số cho trước này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 6 Bài 14 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
\(\frac{4}{5}\) của 60cm là:
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 6 Bài 14 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK Toán 6 tập 2
Bài tập 121 trang 34 SBT Toán 6 Tập 2
Bài tập 115 trang 51 SGK Toán 6 Tập 2
Bài tập 125 trang 53 SGK Toán 6 Tập 2
Bài tập 124 trang 53 SGK Toán 6 Tập 2
Bài tập 123 trang 53 SGK Toán 6 Tập 2
Bài tập 122 trang 53 SGK Toán 6 Tập 2
Bài tập 121 trang 52 SGK Toán 6 Tập 2
Bài tập 120 trang 52 SGK Toán 6 Tập 2
Bài tập 119 trang 52 SGK Toán 6 Tập 2
Bài tập 118 trang 52 SGK Toán 6 Tập 2
Bài tập 117 trang 51 SGK Toán 6 Tập 2
Bài tập 116 trang 51 SGK Toán 6 Tập 2
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HOCTAP247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Copyright © 2021 HOCTAP247