Tóm tắt bài
1.1. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi
a. Thức ăn vật nuôi
Thức ăn của vật nuôi
- Một số loại thức ăn của các vật nuôi sau:
- Lợn ăn các loại thức ăn thực vật và động vật (ăn tạp).
- Trâu, bò ăn các loại thức ăn thực vật.
- Gà, vịt ăn các loại thức ăn hạt ngô, thóc.
- Như vậy vật nuôi chỉ ăn được những loại thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lí và tiêu hoá của chúng.
b. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi
- Nguồn gốc từ thực vật: cám gạo, ngô vàng, bột sắn, khô dầu đậu tương.
- Nguồn gốc từ động vật: bột cá.
- Nguồn gốc khoáng: premic khoáng.
Nguồn gốc thức ăn
1.2. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi
Thành phần dinh dưỡng của một số loại thức ăn
- Nguồn gốc thực vật gồm các loại thức ăn: được chế biến từ thực vật thiên nhiên: rau muống, khoai lang củ, rơm lúa, ngô (bắp).
- Nguồn gốc động vật gồm các loại thức ăn: bột cá, bột tôm, bột thịt, …
- Nguồn gốc khoáng, vitamin có trong các loại thức ăn: dưới dạng muối không độc chứa canxi, photpho, natri, …
- Thức ăn của vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng: nước, protein, lipit, gluxit, khoáng, vitamin, … Loại thức ăn khác nhau thì có thành phần dinh dưỡng khác nhau.
Câu 1: Nêu nguồn gốc của các loại thức ăn?
Gợi ý trả lời
- Nguồn gốc từ thực vật: cơm, gạo, bột sắn, khơ dầu đậu tương.
- Nguồn gốc động vật: bột cá.
- Nguồn gốc từ chất khống: premic khống, premic vitamin.
Câu 2: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có tỉ lệ Protein chiếm cao nhất?
A. Rau muống
B. Khoai lang củ
C. Bột cá
D. Rơm lúa
Gợi ý trả lời
Loại thức ăn có tỉ lệ Protein chiếm cao nhất là: bột cá
Đáp án: C
Câu 3: Trong các loại thức ăn sau, loại nào có tỉ lệ Gluxit chiếm cao nhất?
A. Rau muống
B. Khoai lang củ
C. Ngô hạt
D. Rơm lúa
Gợi ý trả lời
Loại thức ăn có tỉ lệ Gluxit chiếm cao nhất là: ngô hạt
Đáp án: C
Lời kết
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu được nguồn gốc, thành phần của thức ăn vật nuôi.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, ảnh.
- Có ý thức tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi.