Trang chủ Lớp 4 Tiếng việt Lớp 4 SGK Cũ Chủ điểm: Tiếng sáo diều Tuần 15 - Tập đọc: Cánh diều tuổi thơ - Tiếng Việt 4

Tuần 15 - Tập đọc: Cánh diều tuổi thơ - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn luyện đọc Cánh diều tuổi thơ

a. Luyện đọc

  • Đọc đúng các từ khó
    • Cánh diều, đám trẻ mục đồng, mềm mại, vui sướng, trầm bổng, sáo đơn, sáo kép, sáo bè, huyền ảo, thảm nhung, khát vọng, ngọc ngà.
    • Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng kể diễn cảm. Ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm.

b. Đọc - hiểu

  • Hiểu các từ ngữ khó trong bài:
    • Mục đồng: trẻ chăn trâu, bò, dê, cừu.
    • Huyền ảo: đẹp một cách kì lạ và bí ẩn, nửa tực nửa hư.
    • Khát vọng: điều mong muốn, đòi hỏi rất mạnh mẽ.
    • Tuổi ngọc ngà: tuổi thơ, tuổi trẻ đẹp đẽ.
    • Khát khao: mong muốn, đòi hỏi thiết tha.
  • Bố cục
    • Chia làm 2 đoạn
      • Đoạn 1. Từ đầu..."những vì sao sớm".
      • Đoạn 2. "Ban đêm" đến hết.
  • Nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho luối tuổi trẻ thơ.
  • Luyện đọc diễn cảm
    • Sáo đơn,/ rồi sáo kép,/ sáo bè,/... //như gọi thấp xuống những vì sao sớm//.
    • Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một ngàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: //"Bay đi diều ơi! Bay đi!//"

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Cánh diều tuổi thơ

Câu 1 (trang 147 sgk Tiếng Việt 4): Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?

Gợi ý:

  • Để tả cánh diều, tác giả chọn những chi tiết:
    • Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
    • Trên cánh diều có nhiều loại sáo: sáo đơn, sáo kép, sáo bè...
    • Tiếng sáo diều vi vu, trầm bổng.
  • Có thể tác giả tả cánh diều bằng cả thị giác và thính giác bằng mắt nhìn và tai nghe.

Câu 2 (trang 147 sgk Tiếng Việt 4): Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những mơ ước đẹp như thế nào?

Gợi ý:

  • Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp. Các bạn nhỏ hò hét nhau Thả diều thi, vui sướng đến phát dại. Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, các bạn thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng. Có bạn đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”

Câu 3 (trang 147 sgk Tiếng Việt 4): Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ?

a) Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.

b) Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ.

c) Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ.

Gợi ý:

  • Qua các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói: Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ.
  • Thông qua bài giảng Tập đọc: Cánh diều tuổi thơ, các em cần nắm được:
    • Cách đọc lưu loát toàn bài với giọng kể diễn cảm. 
    • Hiểu được các từ ngữ khó trong bài.
    • Nắm được những ý chính của của bài tập đọc Cánh diều tuổi thơ: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều lơ lửng trên tầng mây.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chính tả: Nghe - viết Cánh diều tuổi thơ cho tiết học tiếp theo.

Copyright © 2021 HOCTAP247